LSO-Đình Lập là huyện vùng cao, biên giới, nhân dân chủ yếu làm nghề nông - lâm nghiệp, lực lượng lao động nông thôn (LĐNT) chưa qua học nghề chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT trên địa bàn huyện còn cao. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho LĐNT là chủ trương đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện Đình Lập và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn. LĐNT xã Bính Xá, huyện Đình Lập thực hành sửa chữa máy nông nghiệpTrên thực tế, hiện nay, Trung tâm dạy nghề huyện Đình Lập đã được trang bị một số thiết bị dạy nghề phục vụ cho việc dạy và học các ngành nghề đào tạo như: sửa chữa máy nông nghiệp, cơ khí gò hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng… Thời gian qua, Trung tâm dạy nghề đã chủ động phối hợp với các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các xã, thị trấn tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề cho LĐNT. Nhiều xã, thị trấn...
LSO-Đình Lập là huyện vùng cao, biên giới, nhân dân chủ yếu làm nghề nông – lâm nghiệp, lực lượng lao động nông thôn (LĐNT) chưa qua học nghề chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT trên địa bàn huyện còn cao. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho LĐNT là chủ trương đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện Đình Lập và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn.
LĐNT xã Bính Xá, huyện Đình Lập thực hành sửa chữa máy nông nghiệp
Trên thực tế, hiện nay, Trung tâm dạy nghề huyện Đình Lập đã được trang bị một số thiết bị dạy nghề phục vụ cho việc dạy và học các ngành nghề đào tạo như: sửa chữa máy nông nghiệp, cơ khí gò hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng…
Thời gian qua, Trung tâm dạy nghề đã chủ động phối hợp với các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các xã, thị trấn tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề cho LĐNT. Nhiều xã, thị trấn như xã Đình Lập, Bắc Lãng, Kiên Mộc, Cường Lợi, thị trấn Đình Lập, thị trấn nông trường Thái Bình đã tích cực tuyên truyền triển khai tổng hợp danh sách LĐNT có nhu cầu đào tạo nghề mỗi xã, thị trấn từ 30- 50 người. Năm 2011, trên địa bàn huyện tổ chức triển khai các hoạt động dạy nghề cho LĐNT, đối tượng chủ yếu là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động thuộc diện hộ nghèo, thiếu việc làm, nhằm đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn với các nghề chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.
Ông Phan Hữu Huyền, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Đình Lập cho biết: thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo cho Trung tâm dạy nghề tập trung đào tạo nghề cho LĐNT tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2011 đã tổ chức đào tạo được 4 lớp với 132 LĐNT tham gia, thời gian đào tạo dưới 1,5 tháng, tập trung một số nghề như nghề trồng nấm, chăn nuôi gà giống mới. Năm 2012, chúng tôi mở được 5 lớp, trong đó có 3 lớp sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Bắc Lãng, xã Thái Bình, xã Bính Xá, 1 lớp trồng rau sạch và 1 lớp chăn nuôi gà tại xã Đình Lập.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 tại huyện Đình Lập cũng đã bộc lộ những khó khăn, bất cập. Ông Huyền cho rằng: trước hết phải nói đến sự phối hợp giữa Trung tâm dạy nghề với các xã, thị trấn chưa được nhịp nhàng, đồng bộ. Vì trên thực tế, lãnh đạo chính quyền cơ sở ở một số nơi quan tâm chưa đầy đủ về công tác dạy nghề cho LĐNT, công tác triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg và công tác điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT còn gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ so với kế hoạch.
Cùng với đó, việc triển khai công tác tuyên truyền Quyết định 1956/QĐ-TTg và chính sách dạy nghề của nhà nước đối với người dân chưa liên tục, sâu rộng. Do vậy có nơi LĐNT chưa hiểu rõ về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với dạy nghề, tạo việc làm. Mặt khác, phần lớn LĐNT là dân tộc thiểu số sống phân tán, trình độ không đồng đều, một số lao động chưa nhận thức được sự cần thiết của học nghề mà vẫn làm theo thói quen, tập quán canh tác lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận dân cư, nhất là hộ gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, Trung tâm dạy nghề chưa có đội ngũ giáo viên trong biên chế đào tạo nghề, chủ yếu là hình thức hợp đồng liên kết nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đặc biệt sau khóa đào tạo áp dụng vào thực tế gặp nhiều khó khăn. Hệ thống trường lớp và trang thiết bị dạy học của Trung tâm đang được đầu tư xây dựng chưa được đưa vào sử dụng phần nào ảnh hưởng đến công tác dạy nghề ổn định trên địa bàn huyện.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác dạy nghề, tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn trong thời gian tới, ông Huyền kiến nghị: hiện nay Trung tâm mới có 3 biên chế, đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành liên quan xem xét bổ sung đủ biên chế để Trung tâm đảm bảo thực hiện công tác dạy nghề trên địa bàn đạt hiệu quả.
Thanh Huyền
Ý kiến ()