Ðịnh hướng thu hút FDI
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực đến ngày 20-9 thì công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất với 7.164 dự án có tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 94 tỷ USD. Như vậy, vốn FDI vào lĩnh vực này đã chiếm tới 51% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ trước đến nay.Trong khi đó, những lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI khác như công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ hiện đại... (là những ngành có giá trị gia tăng cao) lại không có nhiều dự án, cũng như số vốn đầu tư hạn chế. Chẳng hạn như ngành thông tin và truyền thông đến nay cũng chỉ thu hút được 627 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng vốn FDI đăng ký; ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thu hút 73 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 1% tổng vốn FDI...
Trong khi đó, những lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI khác như công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ hiện đại… (là những ngành có giá trị gia tăng cao) lại không có nhiều dự án, cũng như số vốn đầu tư hạn chế. Chẳng hạn như ngành thông tin và truyền thông đến nay cũng chỉ thu hút được 627 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng vốn FDI đăng ký; ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thu hút 73 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 1% tổng vốn FDI đăng ký… Sự hiện diện của các tập đoàn xuyên quốc gia như IBM, Intel, Canon, LG, Toyota, Samsung… tại thị trường Việt Nam đã tạo ra sản phẩm công nghệ cao đồng thời có sức lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy vậy, số lượng các doanh nghiệp trong danh mục 500 các tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực.
Từ thực tế này cho thấy cần xây dựng chiến lược thu hút FDI trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, các loại quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành… Thu hút FDI cần tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao… Để có thể định hướng luồng vốn FDI vào các ngành này, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn bằng cách đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó dần dần tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, thay vì chỉ dựa trên những lợi thế về lao động giá rẻ. Ngoài ra, cần tổ chức tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư (XTĐT). Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc đòi hỏi công tác XTĐT phải được đổi mới, nâng cao chất lượng, hướng vào các đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia, các đối tác nắm công nghệ nguồn, để có thể tạo ra những sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ mới và hiện đại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()