Ðịnh hướng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2030
Sáng 1-8, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức hội thảo "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030".Mục tiêu của chiến lược là tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh nông nghiệp; huy động sức mạnh toàn xã hội phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm nghèo, bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với CNH, HĐH đất nước...Cơ cấu lại thị trường viễn thôngThủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Theo đó, quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2015, có 40 - 45% số hộ gia đình có điện thoại cố định; tỷ lệ người sử dụng in-tơ-nét chiếm 40 - 45% dân số; phủ sóng di động đến hơn 90% dân số trên cả nước. Phấn...
Mục tiêu của chiến lược là tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh nông nghiệp; huy động sức mạnh toàn xã hội phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm nghèo, bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với CNH, HĐH đất nước…
Cơ cấu lại thị trường viễn thông
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Theo đó, quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2015, có 40 – 45% số hộ gia đình có điện thoại cố định; tỷ lệ người sử dụng in-tơ-nét chiếm 40 – 45% dân số; phủ sóng di động đến hơn 90% dân số trên cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 đến 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.
Trong thời gian tới, sẽ cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp (DN) viễn thông, nhất là các DNNN hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các DN viễn thông nhằm hình thành ba – bốn tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Một trong những giải pháp về tổ chức để thực hiện quy hoạch trên là hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN.
VietinBank ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vi mô
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, từ nay đến 31-12-2012, VietinBank triển khai chương trình “Gói ưu đãi lãi suất 2.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp vi mô”. Theo đó, doanh nghiệp vi mô được áp dụng gói ưu đãi lãi suất này là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản) thể hiện trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất không quá 20 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu thể hiện trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề thời điểm cấp tín dụng không quá 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp vi mô sẽ được hưởng mức lãi suất giảm tối đa 2%/năm so với lãi suất vay thông thường của VietinBank đối với các khoản vay phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Thời hạn cho vay tối đa lên tới 12 tháng, giới hạn cấp tín dụng tối đa đến 7 tỷ đồng, thời hạn ưu đãi lãi suất tối đa ba tháng.
Thúc đẩy sử dụng khí thiên nhiên trong công nghiệp và vận tải
Ngày 1-8, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Phương tiện vận tải sử dụng Khí thiên nhiên châu Á – Thái Bình Dương (ANGVA) tổ chức Hội thảo quốc tế “Tái nạp năng lượng và cơ sở hạ tầng cho ngành khí nén thiên nhiên (CNG)” với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp và sản xuất đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ca-na-đa, Na Uy, Thái-lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a… Hội thảo nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp CNG và khí thiên nhiên (NVG) trong nước phát triển, hướng đến sử dụng sản phẩm năng lượng sạch và góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin, tiếp nhận công nghệ mới, mở rộng quan hệ đối tác, kinh doanh… đồng thời thúc đẩy sử dụng CNG trong công nghiệp và NVG trong các phương tiện vận tải, nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường.
Xuất khẩu thủy sản vẫn khó khăn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản bảy tháng ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2010 thì mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều. Dự báo, xuất khẩu thủy sản trong những tháng còn lại của năm sẽ chỉ đạt xấp xỉ năm 2011. Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là ba thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU đều giảm mạnh. Để đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành chính sách hỗ trợ cấp bách cho nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản.
Giống cỏ Trung Quốc trồng trái phép trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Tại gói thầu A7 thuộc dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, để bảo vệ mái ta-luy, nhà thầu Trung Quốc là Công ty TNHH xây dựng đường Quảng Tây đang trồng các giống cỏ lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có giấy phép nhập khẩu. Mặc dù tư vấn giám sát công trình đã yêu cầu dừng việc trồng loại cỏ này nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn không tuân thủ.
Cuối tháng 5 vừa qua, khi phát hiện nhà thầu trồng giống cỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc chưa được cấp phép, chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát Tây Ban Nha rà soát, kiểm tra và cung cấp tài liệu các giống cây trồng bảo vệ mái ta-luy dự án. Tư vấn trưởng Tư vấn giám sát Tây Ban Nha đã hai lần gửi thư cho nhà thầu, yêu cầu lập tức tạm dừng công tác trồng các loại cỏ nhập khẩu tại hiện trường do nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu của tư vấn giám sát, thẩm định lại năng lực của nhà thầu phụ trồng cỏ (Công ty TNHH công nghệ sinh thái Tam Mục, Nam Ninh, Trung Quốc). Qua văn bản, nhà thầu phụ này cho biết, đây là các loại cỏ có hạt, phát triển nhanh, xanh đẹp. Tuy nhiên, nhà thầu không chứng minh được loại cỏ này bảo đảm an toàn và được sự cho phép nhập khẩu của các cơ quan chức năng Việt Nam. Thông tin từ tư vấn giám sát cho biết, các loại cỏ có hạt (không phải dạng cỏ rễ mọc lan) sẽ khuếch tán mạnh trong không khí và ảnh hưởng tới các vùng khác ngoài dự án, đến nay chưa xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Trưởng chi cục Bảo vệ thực vật vùng 8 (phụ trách địa bàn bốn tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu) cho biết, từ năm 2010 trở lại đây, không có lô hàng cỏ nhập khẩu nào được khai báo hải quan trong khu vực. Trong khi đó theo quy định, bất kỳ mặt hàng động vật, thực vật nào nhập khẩu đều phải qua kiểm dịch.
Theo Nhandan
Ý kiến ()