LSO-Rất nhiều người Việt Nam biết Dinh Độc lập là dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa, nơi đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, nơi ghi dấu ấn ngày 30/4/1975, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhưng ít người biết dinh còn là một bảo tàng biết nói về chiến thắng cách đây 36 năm.Một góc Dinh Độc LậpNgay sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Pháp bình định xong Đông Dương, ngày 23/2/1868, thực dân Pháp cho xây dựng Dinh Độc lập làm phủ toàn quyền Đông dương. Khi dinh mới hoàn thành, nó được mang tên Dinh Nô-rô-đôm, tên của Quốc vương Campuchia, người đầu tiên đặt bút ký công nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Đông dương. Sau khi lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã cho đổi tên thành Dinh Độc lập với ngụ ý coi dinh như một biểu tượng của nền độc lập. Dưới thời Ngô gia, lịch sử Việt Nam cộng hòa xảy ra bao biến động chính trị. Ngày 27/2/1962, hai viên phi công của phe đảo chính là Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử đã dùng máy bay...
LSO-Rất nhiều người Việt Nam biết Dinh Độc lập là dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa, nơi đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, nơi ghi dấu ấn ngày 30/4/1975, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhưng ít người biết dinh còn là một bảo tàng biết nói về chiến thắng cách đây 36 năm.
|
Một góc Dinh Độc Lập |
Ngay sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Pháp bình định xong Đông Dương, ngày 23/2/1868, thực dân Pháp cho xây dựng Dinh Độc lập làm phủ toàn quyền Đông dương. Khi dinh mới hoàn thành, nó được mang tên Dinh Nô-rô-đôm, tên của Quốc vương Campuchia, người đầu tiên đặt bút ký công nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Đông dương. Sau khi lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã cho đổi tên thành Dinh Độc lập với ngụ ý coi dinh như một biểu tượng của nền độc lập. Dưới thời Ngô gia, lịch sử Việt Nam cộng hòa xảy ra bao biến động chính trị. Ngày 27/2/1962, hai viên phi công của phe đảo chính là Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử đã dùng máy bay AD6 oanh kích làm hỏng một phần phía trái Dinh. Biết không thể phục hồi nguyên trạng, Ngô Đình Diệm đã cho san phẳng để xây lại như kiến trúc ngày nay. Bản vẽ dinh do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – một người Việt đầu tiên đạt giải kiến trúc danh tiếng La Mã. Toàn bộ dinh hội tụ của kiến trúc Âu- Á, nổi rõ nhất là các chữ, Cát, Khẩu, Trung, Tam, Chủ, Hưng, ý nói là một đất nước hưng thịnh cát tường. Ngược với ý tưởng người kiến trúc, Dinh Độc lập chẳng được mấy ngày yên. Tuy là người xây Dinh nhưng Ngô tổng thống không được ở ngày nào. Nguyễn Văn Thiệu là người kế vị và sở hữu dinh. Cũng từ đây Dinh Độc lập bị biến thành một bộ não quân sự khổng lồ nhằm chống phá phong trào cách mạng tiến bộ đang lan dần xuống phía Nam. Vì vậy bao nhiêu sức mạnh quân sự, tình báo, của chế độ Việt Nam cộng hoà được dồn vào đây. Toàn bộ Dinh Độc lập không có gì khác hơn là nơi quy tụ của chiến tranh hiện đại, trong 4 bức tường dinh, ngoài đại sảnh, phòng khánh tiết, phòng trình quốc thư, nơi làm việc của tổng thống, nhà ăn, khu chơi bài ở tầng 4, còn lại toàn bộ 3 tầng và tầng hầm là hội tụ của cỗ máy chiến tranh khổng lồ. Nơi làm việc có lợi cho dân cho nước thì chẳng thấy mà chỉ thấy bản đồ quân sự, hệ thống thông tin nối cả 4 vùng chiến thuật, toàn bộ thông tin của đối phương được cập nhật từng ngày. Trên bản đồ hiện rõ Lạng Sơn thuộc quân khu Việt Bắc, cửa khẩu Hữu Nghị quan nơi tiếp nhận hàng các nước xã hội chủ nghĩa, được khoanh bằng bút đỏ, chỉ có vậy thôi cũng có thể nói Lạng Sơn khác hẳn với nhiều tỉnh khác, có một ý nghĩa chiến lược được chính quyền Việt Nam cộng hòa đặc biệt quan tâm. Trong chiến tranh, cảng nổi Lạng Sơn đã trở thành trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ cũng được định dạng trên bản đồ này. Chị Phan Thị Thanh Hoa, hướng dẫn viên cho biết, những vị trí đánh dấu đỏ trên bản đồ là điểm oanh tạc của không quân, vì vậy chỉ cần xem trên bản đồ cũng biết nơi nào ngoài Bắc chịu nhiều bom đạn trong chiến tranh, mà các điểm đỏ thì không phải nhiều. Toàn bộ những hiện vật trong dinh như một minh chứng sống động về chiến tranh, nó như mới hiện hữu hôm qua, sống động đến mức người ta ngỡ đang là anh bộ đội giải phóng tiến vào dinh ngày nào. Nhiều cựu chiến binh khi thăm dinh đã đứng trước xe tăng, pháo gọi tên đồng đội, những tiếng gọi như mới hôm qua.
|
Tác giả bên chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập |
Thăm Dinh Độc lập hình như ai cũng muốn lưu lại một tấm ảnh bên chiếc xe tăng 843 và 390. Đến nỗi anh thợ chụp ảnh khoe có ngày anh chụp được vài trăm bức. Hai chiếc xe là hai hình ảnh sống động về chiến thắng 30/4, là hai chiếc xe đầu tiên tiến vào Dinh Độc lập, đánh dấu đè bẹp sự phản kháng cuối cùng của ngụy quyền. Chiếc 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn làm trưởng xe đã húc tung cánh cổng chính Dinh Độc lập. Một thời người ta vẫn lầm chiếc xe 843 do Bùi Quang Thận húc đổ cổng dinh, nhưng tài liệu ảnh của nhà báo Ma đơ ren chứng minh xe 390 mới là xe đầu tiên tiến vào. Nhà báo Ma đơ ren đã mất năm 2008, trước đó bà đã giao bức ảnh cho Ban quản lý dinh và đưa lịch sử trở về nguyên gốc của nó. Những tranh cãi, bình luận về sự kiện diễn ra trong dinh vào trưa 30/4 chắc còn tiếp tục, nhưng có một điều khẳng định, chiến thắng ấy là của cả dân tộc đã đi một chặng đường dài, bước tiếp nối của lịch sử dựng nước và giữ nước. Thăm dinh mới thấy hết ý nghĩa lịch sử con đường mà dân tộc ta đã đi. Để cắm lá cờ trên nóc dinh ngày 30/4/1975, hàng triệu người đã ngã xuống và ý nghĩa chữ độc lập như một lời nhắc nhở cho muôn đời sau.
Đông Bắc
Ý kiến ()