Ðiều chỉnh thuế xuất khẩu than xuống 10%
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh thuế xuất khẩu than. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề nghị giảm thuế xuất khẩu than từ 20% xuống 10%, khi thị trường phục hồi và giá than thế giới tăng thì điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu than cho phù hợp.Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức thuế xuất khẩu 20% thì dự kiến trong bốn tháng cuối năm 2012 chỉ xuất khẩu khoảng một triệu tấn. Với mức thuế xuất khẩu là 15%, tổng số sản lượng xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn. Đặc biệt, nếu mức thuế xuất khẩu là 10% thì Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ ký thêm hợp đồng xuất khẩu với sản lượng dự kiến xuất khẩu trong bốn tháng cuối năm là khoảng 6,5 triệu tấn. Với mức thuế này, Tập đoàn sẽ tăng số lượng than xuất khẩu, giảm tồn kho.PVKiểm soát việc nhập lậu thủy sản qua biên giớiBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh biên giới gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,...
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh thuế xuất khẩu than. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề nghị giảm thuế xuất khẩu than từ 20% xuống 10%, khi thị trường phục hồi và giá than thế giới tăng thì điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu than cho phù hợp.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức thuế xuất khẩu 20% thì dự kiến trong bốn tháng cuối năm 2012 chỉ xuất khẩu khoảng một triệu tấn. Với mức thuế xuất khẩu là 15%, tổng số sản lượng xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn. Đặc biệt, nếu mức thuế xuất khẩu là 10% thì Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sẽ ký thêm hợp đồng xuất khẩu với sản lượng dự kiến xuất khẩu trong bốn tháng cuối năm là khoảng 6,5 triệu tấn. Với mức thuế này, Tập đoàn sẽ tăng số lượng than xuất khẩu, giảm tồn kho.
PV
Kiểm soát việc nhập lậu thủy sản qua biên giới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh biên giới gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh tăng cường kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để các vụ nhập lậu thủy sản qua biên giới, nhất là cá tầm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
PV
Nhiều doanh nghiệp của Hà Nội không đạt chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh
Ngày 27-9, Đảng ủy Khối doanh nghiệp TP Hà Nội cho biết, tám tháng đầu năm 2012, 50% số doanh nghiệp trong khối đã không đạt chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra, 21% số doanh nghiệp có mức lương bình quân thấp hơn cùng kỳ năm trước, 26% số doanh nghiệp không có lãi hoặc lỗ kéo dài.
Một số doanh nghiệp chịu sức ép rất lớn về tuyển dụng lao động, tiền lương, nợ đọng bảo hiểm, thậm chí có doanh nghiệp có nguy cơ phá sản… Các doanh nghiệp đều mong muốn thành phố có biện pháp chỉ đạo hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa… để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Sữa có đỉa, vi sinh vật lạ chỉ là tin đồn
Ngày 27-9, Cục Chăn nuôi khẳng định: Với các quy trình, công nghệ sản xuất chế biến sữa tiên tiến, hiện đại của các nhà máy chế biến, việc xuất hiện đỉa hoặc các vi sinh vật lạ trong sữa thành phẩm là không thể và thông tin trên hoàn toàn không có căn cứ.
Sản phẩm sữa đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng nếu bị mất phẩm chất (mốc, thay đổi mùi vị…) là do khâu vận chuyển, bảo quản không đúng quy trình. Vì vậy, Cục Chăn nuôi đề nghị các công ty chế biến sữa kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản tại kho, đại lý và các cửa hàng bán sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sữa đúng chất lượng tới người tiêu dùng.
Thời gian gần đây, trên một số trang báo mạng xã hội có đưa thông tin trong sữa bò có đỉa và vi sinh vật lạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến sữa, làm người tiêu dùng hoang mang, nhất là khu vực nông thôn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()