LSO-Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh giao cho Sở GTVT thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. Đến nay đề án đã hoàn thành và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011. Đề án đã đưa ra được quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, nội dung điều chỉnh và đặc biệt là các giải pháp thực hiện. Thi công nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 232 thuộc địa phận xã Tân Lang (Văn Lãng) - Ảnh: Thế BảoMục tiêu của đề án đến năm 2020 là: Xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; 100% các tuyến quốc lộ được rải nhựa và kiến cố hoá; 85% đường tỉnh được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 80%); 45% đường huyện được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 35%); số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt...
LSO-Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh giao cho Sở GTVT thực hiện theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. Đến nay đề án đã hoàn thành và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011. Đề án đã đưa ra được quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, nội dung điều chỉnh và đặc biệt là các giải pháp thực hiện.
|
Thi công nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 232 thuộc địa phận xã Tân Lang (Văn Lãng) – Ảnh: Thế Bảo |
Mục tiêu của đề án đến năm 2020 là: Xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; 100% các tuyến quốc lộ được rải nhựa và kiến cố hoá; 85% đường tỉnh được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 80%); 45% đường huyện được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 35%); số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 98%; đường ô tô đến thôn, bản đạt 98%; bê tông hoá đường giao thông nông thôn đạt 70%; 100% các loại đường tỉnh, đường huyện, đường xã được bảo trì; xây dựng hoàn thành đường tuần tra dọc biên giới; xây dựng 9 vị trí cầu vượt qua các sông lớn; xây dựng mỗi huyện ít nhất có một bến xe ở trung tâm huyện; đầu tư một số bến xe tại cụm xã, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vực cửa khẩu, xây dựng Bến xe phía Nam, phía Đông thành phố Lạng Sơn; xây dựng bến xe và trạm trung chuyển hành khách quốc tế tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị; mở thêm một số tuyến xe buýt nội tỉnh; duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực giao thông vận tải với Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc); duy trì tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách bình quân hàng năm trên 14%; đến năm 2020 khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 10,8 triệu tấn, khối lượng vận chuyển hành khách đạt 18,7 triệu hành khách.
Về định hướng đến năm 2030 là: Hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nâng cấp đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn lên 6 làn xe; tiếp tục hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ đạt từ cấp III – cấp II; đường tỉnh đạt từ cấp IV – cấp III; đường huyện từ V – cấp III; quy hoạch đầu tư mở mới các tuyến đường đô thị khu vực thành phố và các huyện; đầu tư các tuyến đường đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 100%, đường đến thôn bản đi lại được 4 mùa đạt 100%. Bê tông hoá, nhựa hoá mặt đường trên 90%; khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách tăng gấp 3,5 – 4 lần so với năm 2020, bình quân tăng trưởng 15%.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đúng theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Lạng Sơn đến năm 2020, làm cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển GTVT tỉnh cho giai đoạn 2011-2020. Xây dựng mạng lưới GTVT tỉnh Lạng Sơn phù hợp với chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Có kế hoạch đầu tư phát triển bền vững, xây dựng mạng lưới GTVT hợp lý, hoàn chỉnh, thống nhất trên toàn tỉnh. Làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo nâng cấp GTVT cho từng năm, cho từng giai đoạn và định hướng cho quy hoạch phát triển GTVT các huyện giai đoạn đến 2020 phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo sự phát triển đồng đều các vùng và lĩnh vực; góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên; thực hiện quản lý thống nhất, đạt hiệu quả cao và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Trần Đình Trung
Ý kiến ()