Ðiều chỉnh chính sách để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế
Ngày 6-11, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá ba năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết tháng 9-2012, cả nước có hơn 59 triệu người dân, chiếm khoảng 68% số dân tham gia BHYT. Trong đó nhiều nhóm đối tượng như trẻ em dưới sáu tuổi, đối tượng chính sách được nhà nước hỗ trợ 100% mệnh giá BHYT; một số nhóm đối tượng khó khăn khác cũng được hỗ trợ từ 50 đến 70%... Người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ ở tất các tuyến y tế theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe và bệnh tật. Năm 2011 đã có 114 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh BHYT (8,9 triệu người điều trị nội trú và 105,5 triệu người điều trị ngoại trú) với tần suất KCB bình quân 2,02 lần/người/năm. Chất lượng KCB ngày càng được cải thiện; quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được bảo đảm do mở rộng phạm vi thanh toán, nhất là tạo được...
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết tháng 9-2012, cả nước có hơn 59 triệu người dân, chiếm khoảng 68% số dân tham gia BHYT. Trong đó nhiều nhóm đối tượng như trẻ em dưới sáu tuổi, đối tượng chính sách được nhà nước hỗ trợ 100% mệnh giá BHYT; một số nhóm đối tượng khó khăn khác cũng được hỗ trợ từ 50 đến 70%… Người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ ở tất các tuyến y tế theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe và bệnh tật. Năm 2011 đã có 114 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh BHYT (8,9 triệu người điều trị nội trú và 105,5 triệu người điều trị ngoại trú) với tần suất KCB bình quân 2,02 lần/người/năm. Chất lượng KCB ngày càng được cải thiện; quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được bảo đảm do mở rộng phạm vi thanh toán, nhất là tạo được sự công bằng trong chăm sóc y tế giữa các nhóm đối tượng trong xã hội (người nghèo, người yếu thế trong xã hội cũng có thể tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao). Chính sách BHYT cũng đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, sau ba năm cũng cho thấy nhiều bất cập. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT đạt như mục tiêu đề ra, tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ, tính tuân thủ pháp luật chưa cao, cho nên vẫn còn khoảng 32% số dân chưa tham gia BHYT… Bên cạnh đó chất lượng KCB nhìn chung còn chưa đáp ứng KCB của nhân dân, nhất là tuyến cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó, thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ sở y tế quá lâu, thanh toán quá rườm rà, gây phiền hà cho người bệnh.
Việc thanh toán chi phí KCB BHYT còn nhiều vướng mắc khi hợp đồng giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh thiếu chặt chẽ; việc ký hợp đồng và thanh toán hợp đồng hằng năm thực hiện chậm. Việc áp dụng “trần thanh toán” tuyến hai tại một số địa phương chưa thực hiện đúng, tác động đến chỉ định chuyên môn của các bệnh viện, ảnh hưởng quyền lợi của người bệnh. Việc thực hiện cùng chi trả chi phí KCB cũng có nhiều khó khăn, tác động đáng kể đến người bệnh, nhất là những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính. Để giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc đó và những vấn đề phát sinh trong tổ chức thực hiện, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật BHYT. Có vậy mới tăng tỷ lệ tham gia BHYT, bảo đảm lộ trình BHYT toàn dân, đến năm 2015 có ít nhất 75% số dân tham gia BHYT và ít nhất đạt 80% số dân vào năm 2020. Đồng thời, mở rộng các gói dịch vụ, bảo đảm người dân được hưởng nhiều quyền lợi mà bớt bỏ tiền túi để chi trả trực tiếp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()