tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2017/b42aa4a901783a7d1f46324f77c0b7af_L.jpg” border=”0″ alt=”Năm 2011, xã miền núi Canh Liên, huyện Hoài Ân, là xã cuối cùng của tỉnh Bình Ðịnh có điện lưới quốc gia.” /> Tại thời điểm tháng 1-2012, khi tỉnh Bình Ðịnh phát động phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, thì lưới điện quốc gia đã vươn dài, trải rộng đến 100% số xã trước đó hai năm, với sản lượng điện thương phẩm vượt ngưỡng 1 tỷ kWgiờ. Ðiều này tạo cột mốc quan trọng quá trình phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, và khẳng định vai trò “đi trước” trong xây dựng nông thôn mới tại Bình Ðịnh hiện nay.
Từ vạch xuất phát không đều…
Tỉnh Bình Ðịnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn. 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn trong đó có bốn xã đảo và bán đảo với tổng dân số hơn 1,5 triệu người.
Ðể đạt được những bước đi vững chắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Bình Ðịnh đã đề ra kế hoạch phấn đấu từ năm 2011 đến 2015 xây dựng 27 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (NTM) và hướng đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 65 xã phấn đấu đạt tiêu chuẩn này. Trong đó tiên phong là bốn xã điểm: Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn); Bình Nghi (huyện Tây Sơn) và Ân Thạnh (huyện Hoài Ân).
Tuy nhiên, trong 19 tiêu chí xây dựng NTM – với năm nhóm chính: Quy hoạch tổng thể; hạ tầng kinh tế – xã hội; kinh tế và sản xuất; văn hóa xã hội và hệ thống chính trị thì nông thôn Bình Ðịnh gặp nhiều khó khăn trong thực trạng từng nhóm chỉ tiêu này; bởi tình hình kinh tế – xã hội các xã nông thôn không cùng chung một vạch xuất phát; trong đó nổi lên vấn đề quy hoạch chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có khoảng 130 xã khu vực nông thôn với 78% số lao động nông nghiệp, 13% số lao động ngành nghề, số còn lại tỏa đi làm ăn ở các địa phương khác. Do địa hình phức tạp, hội đủ bốn dạng: đồng bằng, ven biển, miền núi và trung du nên các xã nông thôn của Bình Ðịnh cũng có hạ tầng kinh tế – xã hội ở mức thấp và không đồng đều. Trong bối cảnh đó, tiêu chí kinh tế và thu nhập của người dân nông thôn Bình Ðịnh cũng ở mức trung bình và thấp, phụ thuộc vào nông nghiệp là chính. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và ngành nghề TTCN để sử dụng tối đa nguồn điện năng là một yêu cầu cấp bách của nông thôn Bình Ðịnh thời điểm này.
Ðáp ứng đủ điện theo quy hoạch
Xác định vai trò “đi trước” trong xây dựng NTM, Quy hoạch điện lực tỉnh Bình Ðịnh 2010-2015 đã xét đến tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn đến năm 2020, qua đó định hướng phát triển nguồn và lưới điện từ 220 kV xuống 0,4 kV đáp ứng tốt cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong giai đoạn quy hoạch. Hệ số đàn hồi – tỷ lệ giữa tốc độ phát triển nguồn điện với tốc độ tăng GDP tỉnh- giảm từ hơn 2 xuống còn 1,3-1,5 năm 2015 và 1-1,1 đến năm 2020. Có thể khẳng định quy hoạch điện lực đã bám sát tình hình và định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2020, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 13%-14%/năm thì tốc độ phát triển điện lực đạt công suất khoảng 360 MW tương ứng 1,9 tỷ kWgiờ (tốc độ tăng 14,2%/năm). Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng GDP là 16,5%/năm thì tốc độ phát triển điện lực đạt khoảng 700 MW, tương ứng 3,8 tỷ kWgiờ (tốc độ tăng14,9%/năm). Hai lĩnh vực tiêu thụ điện chiếm tỷ trọng cao trong phục vụ sản xuất là công nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Quy hoạch điện lực tỉnh Bình Ðịnh đã có tầm nhìn sát thực tế trong các giai đoạn phát triển nông thôn mới.
Ngoài lượng điện năng tiêu thụ tập trung cho sản xuất công nghiệp tại khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ… đã được điều chỉnh theo quy mô phát triển đúng với quy hoạch. Ngoài ra Bình Ðịnh hiện có 34 cụm công nghiệp (CCN) tại các huyện – Ðây là khu vực thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm và thu nhập trong 19 tiêu chí xây dựng NTM – với diện tích 1.130 ha. Theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 52/QÐ-UBND ngày 19-2-2012 đã bổ sung mới 28 CCN – trong đó có 10 điểm CN nâng lên thành 10 CCN tại ba huyện Tây Sơn, An Nhơn và Hoài Ân, diện tích là 791 ha. Như vậy đến năm 2020 – khi mà nông thôn Bình Ðịnh vươn lên đạt 19 chỉ tiêu về xây dựng NTM toàn tỉnh sẽ có 62 CCN với tổng diện tích là 1.921 ha. Theo đó, hình thái về sản xuất – kinh tế, lao động việc làm và thu nhập tại nông thôn sẽ có sự chuyển biến mạnh để đạt các tiêu chí đồng bộ đã đề ra. Vấn đề điện phục vụ cho sản xuất CN-TTCN tại các xã nông thôn mới trong toàn tỉnh được bảo đảm đáp ứng theo tiến trình phát triển điện năng đã được quy hoạch và phê duyệt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, điện đã góp phần đắc lực cho hệ thống thủy lợi, tưới chống hạn mùa hè và tiêu thoát nước mùa bão lũ. Tỉnh Bình Ðịnh có tổng diện tích canh tác cần đến bơm tưới bằng điện trên 131.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa 50.247 ha.
Khi “Cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên có diện tích 50 ha được triển khai tại xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) mang lại hiệu quả vượt trội, tạo hiệu ứng tích cực đối với người dân. Ðiện đã thể hiện vai trò tất yếu của mình trên các cánh đồng mẫu lớn được xây dựng sau đó. Lượng điện năng tiêu thụ cho lĩnh vực nông nghiệp chỉ đứng sau công nghiệp và xây dựng hằng năm, chiếm 38% sản lượng điện thương phẩm của toàn tỉnh.
Nông thôn Bình Ðịnh bừng sáng
15 năm qua (1997- 2012), Tổng công ty Ðiện lực miền Trung (EVNCPC) đã và đang đầu tư 1.469,1 tỷ đồng xây dựng nhiều dự án điện trên địa bàn tỉnh Bình Ðịnh góp phần đắc lực để diện mạo NTM lần lượt hình thành.
Hiện tại, EVNCPC đang triển khai đầu tư 692,5 tỷ đồng xây dựng sáu dự án mới tại tỉnh Bình Ðịnh. Trong đó, có năm dự án 110 kV có tổng mức đầu tư 567,3 tỷ đồng, quy mô: xây dựng mới 71 km đường dây 110 kV; 3 TBA 110 kV với tổng công suất 90.000 kVA (dự án TBA 110 kV Nhơn Hội và nhánh rẽ; TBA 110 kV Phước Sơn và nhánh rẽ; TBA 110 kV Nhơn Tân và nhánh rẽ; đường dây 110 kV Vĩnh Sơn – Phù Mỹ; tự động hóa các TBA 110 kV) và dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng nông thôn có tổng mức đầu tư 125,2 tỷ đồng (vay vốn Ngân hàng Tái thiết Ðức – KfW) với quy mô: xây dựng mới và cải tạo 40,8 km đường dây trung áp; 256,2 km đường dây hạ áp; lắp đặt 18.312 công-tơ, tiến hành các công trình sửa chữa sau tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn.
Ngoài việc triển khai thực hiện các dự án đó, Công ty Ðiện lực Bình Ðịnh (PC Bình Ðịnh) thường xuyên đầu tư nâng cấp lưới điện hằng năm theo kế hoạch EVNCPC giao. Ðây là cơ sở quan trọng để nâng sản lượng điện thương phẩm, nâng cao chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng, giảm suất sự cố, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện và an toàn sử dụng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của nhân dân, tác động tích cực, đẩy nhanh tốc độ vào công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhandan
Ý kiến ()