Theo tin từ Thụy Sĩ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 41 đã khai mạc ngày 26-1 tại Đa-vốt (Thụy Sĩ), với sự tham dự của khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ cùng hơn 1.400 của 1.000 công ty hàng đầu thế giới, đông đảo các nhà chính trị và hoạt động xã hội từ 100 nước, 30 lãnh đạo các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Đoàn cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu.Chủ đề của Diễn đàn năm nay là 'Chia sẻ những nguyên tắc vì một thực tế mới'. Tại các cuộc họp chung và khoảng 200 hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề: triển vọng kinh tế thế giới, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ chương trình nghị sự của Nhóm G20 và xây dựng một hệ thống ứng phó với những rủi ro.Phát biểu ý kiến với báo giới trước đó, Chủ tịch Diễn đàn Đa-vốt, ông Clau-xơ Soáp nêu rõ: Một trong những nhân tố quan trọng nhất là thế giới đang đứng trước một thực tế...
Theo tin từ Thụy Sĩ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 41 đã khai mạc ngày 26-1 tại Đa-vốt (Thụy Sĩ), với sự tham dự của khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ cùng hơn 1.400 của 1.000 công ty hàng đầu thế giới, đông đảo các nhà chính trị và hoạt động xã hội từ 100 nước, 30 lãnh đạo các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Đoàn cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu.
Chủ đề của Diễn đàn năm nay là 'Chia sẻ những nguyên tắc vì một thực tế mới'. Tại các cuộc họp chung và khoảng 200 hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề: triển vọng kinh tế thế giới, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ chương trình nghị sự của Nhóm G20 và xây dựng một hệ thống ứng phó với những rủi ro.
Phát biểu ý kiến với báo giới trước đó, Chủ tịch Diễn đàn Đa-vốt, ông Clau-xơ Soáp nêu rõ: Một trong những nhân tố quan trọng nhất là thế giới đang đứng trước một thực tế mới, đó là sự chuyển hướng quyền lực từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Chính vì vậy, Diễn đàn Đa-vốt lần thứ 41 cần tập trung vào việc xác định thực tế mới đó và thảo luận xem cần những chuẩn mực phù hợp hợp tác toàn cầu trong kỷ nguyên mới này, đồng thời phải nhận diện được những rủi ro đe dọa kinh tế toàn cầu và tìm biện pháp đối phó. Ông đưa ra thí dụ, các cuộc biểu tình gần đây ở An-giê-ri, Tuy-ni-di và Ai Cập cho thấy, kinh tế sa lầy, vật giá leo thang và nạn tham nhũng có thể trở thành những 'quả bom' nguy hiểm trong xã hội. Ông Soáp khuyến cáo, các nhà hoạch định chính sách kinh tế thế giới 'không hành động như lính cứu hỏa' mà quên đi chiến lược phát triển dài lâu.
Bà Chan-đa Cô-la, Chủ tịch Tập đoàn ngân hàng Ấn Độ ICICI, đồng Chủ tịch Diễn đàn Đa-vốt nhận định, Diễn đàn Đa-vốt lần thứ 41 cần phác họa một số 'luật chơi' chung, phù hợp với toàn cảnh kinh tế mới của thế giới hiện nay. Bà kêu gọi các nền kinh tế lớn đẩy mạnh hợp tác và đối thoại để củng cố đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()