Điện Biên, Yên Bái tích cực phòng chống dịch lợn tai xanh
Hiện nay, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện trên địa bàn hai tỉnh Điện Biên và Yên Bái. Nhằm hạn chế sự lây lan, phát triển của dịch bệnh, UBND hai tỉnh Điện Biên, Yên Bái đã công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn và ban hành Công điện khẩn nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch.* Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái cho biết, hiện nay, dịch tai xanh đã xảy ra ở 664 hộ thuộc 9/9 thôn bản xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn và 4/7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ làm 1.800 con lợn bị nhiễm bệnh. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Yên Bái vừa ra Quyết định 264/QĐ-UBND công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã ban hành Công điện khẩn, yêu cầu UBND huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cácáở, ngành liên quan; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh khẩn trương tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, góp phần thúc...
Hiện nay, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện trên địa bàn hai tỉnh Điện Biên và Yên Bái. Nhằm hạn chế sự lây lan, phát triển của dịch bệnh, UBND hai tỉnh Điện Biên, Yên Bái đã công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn và ban hành Công điện khẩn nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch.
* Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái cho biết, hiện nay, dịch tai xanh đã xảy ra ở 664 hộ thuộc 9/9 thôn bản xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn và 4/7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ làm 1.800 con lợn bị nhiễm bệnh. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Yên Bái vừa ra Quyết định 264/QĐ-UBND công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã ban hành Công điện khẩn, yêu cầu UBND huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cácáở, ngành liên quan; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh khẩn trương tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành chăn nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y triển khai các biện pháp bao vây dập dịch, ngăn chặn dịch lây lan; huy động tối đa cán bộ kỹ thuật, phương tiện để phối hợp với các địa phương chống dịch.
Đối với huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, cần khẩn trương củng cố, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm từ huyện đến xã, chỉ đạo chống dịch và tổ chức trực ban 24/24 giờ để xử lý kịp thời; triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn tại các xã đang có dịch; cách ly, xử lý lợn mắc bệnh.
Đồng thời, thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển lợn ra, vào ổ dịch, quản lý chặt đàn lợn mắc bệnh; cấm tất cả hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, các sản phẩm của lợn ra, vào vùng dịch; thành lập đội kiểm dịch động vật lưu động tạm thời để phát hiện dịch, kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại nơi có dịch và khu vực xung quanh đường làng ngõ xóm, không để lây lan sang các địa phương khác; tuyên truyền về bệnh tai xanh và các biện pháp phòng, chống trên các phương tiện truyền thông để người chăn nuôi nâng cao ý thức, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
* UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục ra Quyết định công bố dịch tai xanh trên lợn tại thành phố Điện Biên Phủ, sau khi đã công bố dịch tại huyện Điện Biên vào ngày 21/3. Hiện nay, dịch đang xảy ra tại 6 xã, phường thuộc địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm các xã: Thanh Minh, Tà Lènh và các phường Nam Thanh, Noong Bua, Thanh Trường và Him Lam.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên, tính đến thời điểm này, tại 17 xã, phường thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đã bùng phát dịch tai xanh, làm cho hơn 2.100 con lợn bị nhiễm bệnh. Các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu huỷ trên 1.000 con và số còn lại đang tiếp tục được chữa trị, chăm sóc và theo dõi. Theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mỗi hộ có gia súc mắc bệnh sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn bị tiêu huỷ.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành lệnh cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn tại các xã, phường có dịch ra khỏi địa bàn; nghiêm cấm việc giết mổ, chế biến, bán và sử dụng các sản phẩm của lợn mắc bệnh tai xanh; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn tại các xã, phường, thị trấn còn lại tại các địa phương chưa có dịch.
Thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên các trục đường giao thông để ngăn chặn việc vận chuyển gia súc ra khỏi vùng có dịch; đồng thời, thành lập một Đội kiểm dịch lưu động tạm thời để phát hiện dịch, kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc và sản phẩm của gia súc trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chỉ đạo tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin tai xanh và kế hoạch vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trong vùng dịch trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
Hiện tại, các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức các đội công tác liên ngành xuống những địa phương đã có dịch để tiến hành thống kê, lập kế hoạch tiêu huỷ gia súc mắc bệnh và tổng hợp kinh phí hỗ trợ các gia đình có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()