Diễn biến mới xung quanh tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Tân Hoa xã, ngày 25/10, dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác nhận, một số tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Ảnh: Xinhua)Phát biểu trước báo giới, ông Hồng Lỗi cho biết, trong ngày 25/10, các tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành cuộc tuần tra thông thường tại vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, phát ngôn viên trên cũng cho biết thêm, đây là một hoạt động thông thường của các tàu hải giám Trung Quốc nhằm “thực hiện quyền thực thi pháp lý tại các vùng biển của Trung Quốc”.Tuyên bố trên được ông Hồng Lỗi đưa ra trong bối cảnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc, sáng 25/10 đã đi vào vùng biển xung quanh đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Thông...
Tân Hoa xã, ngày 25/10, dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác nhận, một số tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Ảnh: Xinhua) |
Phát biểu trước báo giới, ông Hồng Lỗi cho biết, trong ngày 25/10, các tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành cuộc tuần tra thông thường tại vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, phát ngôn viên trên cũng cho biết thêm, đây là một hoạt động thông thường của các tàu hải giám Trung Quốc nhằm “thực hiện quyền thực thi pháp lý tại các vùng biển của Trung Quốc”.
Tuyên bố trên được ông Hồng Lỗi đưa ra trong bối cảnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc, sáng 25/10 đã đi vào vùng biển xung quanh đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Thông báo của JCG nêu rõ khoảng 6h30' sáng 25/10 (21h30' giờ GMT ngày 24/10), ba tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển mà Nhật Bản nhận chủ quyền, ở gần đảo Minamikojima, một trong 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, một tàu hải giám khác cũng xuất hiện trong khu vực được gọi là vùng tiếp giáp gần quần đảo tranh chấp. Trước đó, bốn tàu này đã hoạt động ở vùng biển tiếp giáp từ ngày 19/10. Theo JCG, đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần qua tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, sau vụ việc tương tự ngày 3/10.
Trong khi đó, ông Atsushi Takahashi, phát ngôn viên từ trụ sở của JCG tại Okinawa, cùng ngày, cũng xác nhận thông tin trên và cho biết, các tàu hải giám Trung Quốc đã từ chối rời khỏi khu vực trên và khẳng định rằng “đây là một phần lãnh hải của Trung Quốc”.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi công hàm tới Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo nhằm bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ nhất đối với vụ việc kể trên.
Mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng, đặc biệt kể từ sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại và quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc hồi tháng 9/2012. Sau thời gian trên, Trung Quốc đã nhiều lần triển khai tàu tới các vùng hải phận lân cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuy nhiên, các tàu trên thường xuyên duy trì khoảng cách ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý gần quần đảo đang tranh chấp.
Quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Hoa Đông đã gây tổn hại đến quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Ngay sau khi giới doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ lo ngại về tình hình đầu tư tại Trung Quốc, ngày 24/10, hãng thông tấn NHK công bố kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, cuộc tranh cãi về chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện đã tác động đến cả ngành công nghiệp du lịch giữa hai nước. Theo kết quả cuộc điều tra trên, các gói du lịch từ Nhật Bản sang Trung Quốc được đặt trong tháng 10 và tháng 11/2012 hiện nay đã giảm xuống khoảng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA) – đơn vị thực hiện cuộc điều tra trên cho biết, đây là sự sụt giảm “nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh” mà họ ghi nhận được kể từ khi bùng phát cuộc tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()