Diễn biến mới về tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia
Cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia vẫn chưa đến hồi ngã ngũ sau phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Liên minh Nhân dânvìDân chủởThái Lan(PAD) ngày 20/7 đã ra tuyên bố, kêu gọi Chính phủ và quân đội nước này bác bỏ phán quyết của ICJ về việc biến khu vực biên giới tranh chấp rộng 4,2 km2 giữa Thái Lan và Campuchia thành vùng phi quân sự. Trong khi đó, Campuchia ngày 20/7 cũng đã ra điều kiện để tiến hành rút quân khỏi khu vực tranh chấp theo đúng như phán xét hôm 18/7 của ICJ. Khu vực đền Preah Vihear trên bản đồ, vùng có sọc là nơi tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia (Ảnh: BBC)Theo tin từ tờ Bangkok Post: PAD ngày 20/7 đã ra 4 bản tuyên bố, kêu gọi Chính phủ và quân đội Thái Lan bác bỏ phán quyết của ICJ về việc biến khu vực biên giới tranh chấp rộng 4,2 km2 giữa Thái Lan và Campuchia thành vùng phi quân sự. Cụ thể, PAD yêu cầu Chính phủ và quân đội Thái Lan cần ngay lập tức: Đưa ra tuyên...
Cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia vẫn chưa đến hồi ngã ngũ sau phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Liên minh Nhân dân vì Dân chủ ở Thái Lan ( PAD) ngày 20/7 đã ra tuyên bố, kêu gọi Chính phủ và quân đội nước này bác bỏ phán quyết của ICJ về việc biến khu vực biên giới tranh chấp rộng 4,2 km2 giữa Thái Lan và Campuchia thành vùng phi quân sự. Trong khi đó, Campuchia ngày 20/7 cũng đã ra điều kiện để tiến hành rút quân khỏi khu vực tranh chấp theo đúng như phán xét hôm 18/7 của ICJ.
Khu vực đền Preah Vihear trên bản đồ, vùng có sọc là nơi tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia(Ảnh: BBC) |
Theo tin từ tờ Bangkok Post: PAD ngày 20/7 đã ra 4 bản tuyên bố, kêu gọi Chính phủ và quân đội Thái Lan bác bỏ phán quyết của ICJ về việc biến khu vực biên giới tranh chấp rộng 4,2 km2 giữa Thái Lan và Campuchia thành vùng phi quân sự. Cụ thể, PAD yêu cầu Chính phủ và quân đội Thái Lan cần ngay lập tức: Đưa ra tuyên bố về việc không công nhận phán quyết của ICJ; Tiếp tục duy trì quân đội trên lãnh thổ Thái Lan (ở khu vực còn tranh chấp) và đẩy lùi người Campuchia ra khỏi khu vực này; Phát triển và khôi phục các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt với các nước thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; Không tiếp tục đệ đơn gia nhập Công ước di sản thế giới; Rút lại Biên bản ghi nhớ năm 2000 với Campuchia về phân chia ranh giới; Theo đuổi các nỗ lực để phóng thích Veera Somkwamkid và Ratree Pipatanapaiboon – hai công dân Thái Lan đang bị bắt giữ tại Campuchia vì tội danh gián điệp và xâm nhập bất hợp pháp.
Trong khi đó, theo hãng thông tấn AFP: Campuchia ngày 20/7 đã lên tiếng yêu cầu cử các quan sát viên của bên thứ ba tới khu vực biên giới tranh chấp với Thái Lan trước khi nước này tuân thủ phán quyết của Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) về việc rút binh sĩ khỏi khu vực phi quân sự mới xác định xung quanh ngôi đền cổ 900 năm tuổi Preah Vihear.
Ngày 18/7, ICJ – tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại La Hay (The Hague) – Hà Lan, đã ra lệnh yêu cầu Thái Lan và Campuchia phải rút hết binh sĩ của hai nước hiện đang đóng tại khu vực tranh chấp ở xung quanh ngôi đền cổ nằm trên biên giới giữa hai nước, tạm biến vùng này thành khu phi quân sự. ICJ cũng yêu cầu Thái Lan và Campuchia cho phép các quan sát viên do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chỉ định được quyền tiếp cận khu vực phi quân sự tạm thời kể trên để quan sát việc thực thi ngừng bắn.
Tuy nhiên, cho đến nay, cả Thái Lan và Campuchia vẫn chưa chấm dứt hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp ở xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear như phán quyết của ICJ. Chính phủ Thái Lan ngày 19/7 cũng tuyên bố rằng, hai quốc gia láng giềng (Thái Lan và Campuchia) sẽ cùng tham gia vào các cuộc đối thoại trước khi tiến hành rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp.
Về phần mình, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong khẳng định: Ông đã kêu gọi Indonesia-nước hiện giữ vai trò là Chủ tịch ASEAN cử thanh sát viên tới khu vực tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan trong thời gian sớm nhất có thể. Phát biểu trước phóng viên, ông Hor Namhong nhấn mạnh: “Theo quan điểm của Campuchia, Indonesia cần cử quan sát viên để giám sát khu vực này trước khi chúng tôi tiến hành rút quân”.
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Indonesia luôn theo đuổi các nỗ lực trung gian nhằm hòa giải cuộc xung đột về tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, cho đến nay, các nỗ lực này vẫn chưa mang lại nhiều kết quả như mong đợi ngoại trừ việc các bên thông qua một thỏa thuận trên nguyên tắc về việc cho phép sự hiện diện của các quan sát viên từ một nước thứ 3 tới khu vực nhạy cảm này. Trong khi đó, lời kêu gọi mới đây của PAD cũng được dự báo là sẽ khiến cho cuộc tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia tiếp tục diễn biến phức tạp và giải pháp nào để cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng Đông Nam Á sẽ vẫn còn là một vấn đề lớn còn bỏ ngỏ./.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()