Ðiểm tựa của những người yếu thế trong xã hội
Tổ chức lớp dạy nghề cho người khuyết tật ở Thanh Hóa. 20 năm qua, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT-TMC) Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về tổ chức hội và chất lượng hoạt động. Hội không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật, trẻ mồ côi (NKT, TMC), mà còn khơi dậy, phát huy tính tương thân tương ái trong mỗi người, trong cộng đồng, hướng tới một xã hội công bằng hơn, nhân văn hơn.Bước đi vững chắcRa đời vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trong điều kiện vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện hoạt động không có, trụ sở chật hẹp, nhân lực ít đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác hội. Cùng đó, các mô hình hoạt động chưa rõ định hướng, nội dung hoạt động mới chỉ tập trung vận động quỹ trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", với nhà tài trợ thì cho gì nhận nấy, còn với đối tượng thì có gì giúp đó....
Tổ chức lớp dạy nghề cho người khuyết tật ở Thanh Hóa. |
Bước đi vững chắc
Ra đời vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trong điều kiện vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện hoạt động không có, trụ sở chật hẹp, nhân lực ít đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác hội. Cùng đó, các mô hình hoạt động chưa rõ định hướng, nội dung hoạt động mới chỉ tập trung vận động quỹ trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, với nhà tài trợ thì cho gì nhận nấy, còn với đối tượng thì có gì giúp đó. Trong khi đó nhu cầu cần trợ giúp của NKT, TMC rất lớn, đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng cái gì cũng thiếu mà khả năng đáp ứng của Hội lại có hạn. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, chung sức, một lòng vì NKT, TMC, tập thể cán bộ, nhân viên của Hội đã quyết tâm xây dựng Hội trở thành điểm tựa của những người yếu thế trong xã hội. Một trong những hướng được Hội xác định trong thời điểm đó là phải mở rộng mạng lưới tổ chức ở các tỉnh, thành phố. Chính vì vậy, qua mười năm hoạt động, Hội đã thành lập được tổ chức ở 29 tỉnh, thành phố, làm cơ sở cho nhiệm kỳ sau tiếp tục phát triển.
Phẫu thuật phục hồi chức năng (PHCN); mổ mắt thay thủy tinh thể; dạy nghề; tặng xe lăn cho NKT; tặng xe đạp cho TMC là những hoạt động trong nhiệm kỳ II. Từ đây, Hội đã đề ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho mỗi chương trình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề học nghề, việc làm cho NKT, và được Nhà nước giao tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, dự án dạy nghề cho NKT, Hội tập trung tổ chức nhiều lớp học nghề, phù hợp khả năng của NKT và bảo đảm việc làm sau học nghề. Vì vậy số NKT có việc làm chiếm khoảng hơn 70%, một số tỉnh hội đạt tới 90%. Hoạt động PHCN, cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật mắt được Hội đẩy mạnh lên một bước cao hơn. Hoạt động tặng xe lăn cho NKT, xe đạp cho TMC được triển khai nở rộ với hàng chục nghìn lượt người được hưởng lợi. Nhiều hoạt động mới được triển khai rộng rãi như: xây mới, sửa chữa nhà tình thương; trợ cấp thường xuyên; cấp học bổng, đồ dùng học tập, bắt đầu khai thác học bổng dài hạn cho sinh viên nghèo; dạy chữ, dạy văn hóa…
Bên cạnh hoạt động bảo trợ nhiệm kỳ II, Hội còn khởi xướng và phối hợp tổ chức hàng loạt các hoạt động tuyên truyền như: Chương trình truyền hình trực tiếp “Một trái tim – một thế giới” năm 2004 và từ đó đến nay tổ chức mỗi năm một lần vào dịp tháng 4; Hội nghị biểu dương NKT, TMC và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ I năm 2004, định kỳ tổ chức ba năm một lần… Tạp chí Người Bảo trợ ra đời năm 2004, đã trở thành kênh thông tin tuyên truyền quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động Hội. Hoạt động củng cố và phát triển tổ chức Hội được nâng lên một bước đáng kể, với việc thành lập mới và tổ chức lại tám Tỉnh hội, đưa số Tỉnh hội cả nước lên 39/63 tỉnh, thành phố.
Trước nhu cầu của đối tượng và sự đòi hỏi đổi mới phương thức hoạt động, năm 2011, T.Ư Hội quyết định đề ra chương trình thứ sáu “Hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC tại các xã xây dựng nông thôn mới”. Chương trình này bước đầu đã có sự dịch chuyển từ việc tặng, cho mang tính nhân đạo sang phương thức tạo cơ hội và quyền cho đối tượng. Tại bảy xã thí điểm theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và 31 xã chỉ đạo điểm của 21 tỉnh, thành phố được Hội lựa chọn tham gia trợ giúp NKT, TMC phù hợp với tiêu chí quốc gia và được thụ hưởng thành quả của nông thôn mới, tổng kinh phí do Hội vận động là 3,656 tỷ đồng. Các hoạt động bao gồm: xây mới, sửa chữa nhà tình thương, công trình vệ sinh, nước sinh hoạt, xây đường tiếp cận, tặng bò, lợn, kỹ năng làm kinh tế gia đình, khám bệnh, cấp thuốc, mổ tim, hỗ trợ học tập, thăm hỏi tặng quà… tiếp tục được các cấp Hội tổ chức ở quy mô rộng hơn, số người hưởng lợi nhiều hơn, phương thức hoạt động phong phú và đa dạng hơn.
Những con số ấn tượng
20 năm qua, Hội đã vận động được tổng số tiền và hiện vật quy tiền là 661,96 tỷ đồng, được Nhà nước hỗ trợ ngân sách là 56,2 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội triển khai các hoạt động nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc nhất của NKT, TMC trên cơ sở bám sát các chương trình, đề án của Chính phủ, nhiệm vụ Nhà nước và kế hoạch chỉ tiêu của Hội. Hội đã chi 621,46 tỷ đồng với 1.859.695 lượt người được hưởng lợi. Hội đã phối hợp các bệnh viện mắt tổ chức mổ mắt cho 41.407 lượt người mù, trị giá gần 38,2 tỷ đồng; dạy nghề cho 15.601 lượt người, với tổng kinh phí 30,51 tỷ đồng, hỗ trợ giới thiệu và tạo việc làm cho 2.630 người; phẫu thuật chỉnh hình cho 9.208 lượt người, trị giá 28,64 tỷ đồng; tặng xe lăn, xe lắc cho 52.820 lượt người, trị giá 66,1 tỷ đồng; cấp 36.624 suất học bổng với số tiền hơn 23,27 tỷ đồng. Ngoài ra, xây mới, sửa chữa nâng cấp 4.896 nhà ở, trị giá 45,76 tỷ đồng; tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 559.394 lượt người, trị giá 39,43 tỷ đồng… Hội đã tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến NKT, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…
20 năm là thời gian chưa phải dài đối với một tổ chức hội, nhưng cũng đủ để khẳng định những thành công bước đầu, kiểm chứng hiệu quả đối với xã hội và phần nào đáp ứng sự kỳ vọng của Nhà nước khi thành lập Hội. Thành công đó có được trước hết bởi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành luôn quan tâm, chỉ đạo, động viên Hội trên mỗi hành trình, mỗi bước đi. Sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cả về vật chất, tinh thần là nguồn cổ vũ lớn lao để Hội hết mình vì sự nghiệp bảo trợ. Những tình cảm thể hiện bằng sự nỗ lực vươn lên của NKT, TMC cho Hội thêm sức mạnh đi tiếp con đường mình đã chọn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()