LSO-Phong trào chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng và mùa vụ đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp ở xã vùng sâu Hữu Liên của huyện Hữu Lũng. Trong hơn 3 năm qua, bà con nông dân ở địa phương này đã đưa cây lúa lai vào gieo cấy trên toàn bộ diện tích sản xuất.Tham quan mô hình lúa lai LS1 tại xã Hữu Liên (Hữu Lũng)Toàn xã Hữu Liên có 12 thôn, bản với tổng cộng 400 ha đất canh tác lúa. Riêng diện tích ruộng gieo cấy được 2 vụ lúa chỉ có khoảng 80 ha. Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở đã tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng và mùa vụ trong sản xuất. Kết quả từ năm 2007 đến nay, Hữu Liên đã đưa được các giống lúa lai ứng dụng trên toàn bộ diện tích gieo cấy hàng năm. Riêng những chân ruộng bấp bênh chờ mưa trước đây cấy lúa xuân hoặc bỏ hoang hoá, nay đã đưa các...
LSO-Phong trào chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng và mùa vụ đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp ở xã vùng sâu Hữu Liên của huyện Hữu Lũng. Trong hơn 3 năm qua, bà con nông dân ở địa phương này đã đưa cây lúa lai vào gieo cấy trên toàn bộ diện tích sản xuất.
|
Tham quan mô hình lúa lai LS1 tại xã Hữu Liên (Hữu Lũng) |
Toàn xã Hữu Liên có 12 thôn, bản với tổng cộng 400 ha đất canh tác lúa. Riêng diện tích ruộng gieo cấy được 2 vụ lúa chỉ có khoảng 80 ha. Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở đã tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng và mùa vụ trong sản xuất. Kết quả từ năm 2007 đến nay, Hữu Liên đã đưa được các giống lúa lai ứng dụng trên toàn bộ diện tích gieo cấy hàng năm. Riêng những chân ruộng bấp bênh chờ mưa trước đây cấy lúa xuân hoặc bỏ hoang hoá, nay đã đưa các giống giống ngô lai chịu hạn, cho năng suất cao vào gieo trồng. Tuy nhiên, để người nông dân Hữu Liên đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất, cần có nhiều mô hình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con, nhất là đối với các thôn, bản vùng cao của đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Từ nguồn kinh phí của Trung tâm huyến nông-khuyến ngư quốc gia, trong vụ xuân năm 2010, Trạm khuyến nông huyện Hữu Lũng tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất lúa lai nhằm giúp cho người nông dân Hữu Liên tiếp nhận và nâng cao trình độ thâm canh lúa. Mô hình sử dụng giống lúa lai LS1 lần đầu tiên được đưa vào sản xuất ở địa phương có quy mô 9,5 ha. Mô hình được sự hưởng ứng tham gia của 95 hộ nông dân (thôn Ba Lẹng, thôn Tân Lai) thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó Nhà nước hỗ trợ 60% giống và 40% vật tư phân bón. Qua vụ đầu tiên sản xuất thử nghiệm, giống lúa lai LS1 tỏ ra phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ thâm canh của người nông dân địa phương. Kết quả, giống lúa LS1 cho năng suất đạt bình quân 270 kg/sào ( 75 tạ/ha).
Đến nay, Hữu Liên vẫn còn 18 hộ ( 2,8%) thuộc diện đói và 214 hộ ( 33,3%) thuộc diện nghèo trong tổng số 641 hộ, tập trung chủ yếu tại 3 thôn vùng cao của đồng bào Dao còn thiếu nhiều kiến thức kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, ngoài việc tăng cường tuyên truyền vận động bà con chuyển đổi sản xuất theo hướng gia tăng giá trị và sản lượng, cũng cần đầu tư thêm và tăng cường các hoạt động khuyến nông tại chỗ, ưu tiên đối với các thôn, bản vùng cao còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác cung ứng giống cây trồng và các loại vật tư nông nghiệp cũng cần được quan tâm hơn, như việc đáp ứng cho bà con địa phương về số lượng, chủng loại giống cây trồng theo nguyện vọng của bà con.
Duy Hà
Ý kiến ()