"Ðiểm nóng" mới ở Tây Phi
Phong trào Giải phóng quốc gia Azawad (MNLA) của người Tua-rếch nổi dậy ở Ma-li vừa tiến hành cuộc đảo chính quân sự, lật đổ Tổng thống A.Tu-rê và tìm cách mở rộng khu vực kiểm soát đất nước Tây Phi này. Cuộc chính biến tại Ma-li khiến dư luận thế giới lo ngại bùng nổ một "điểm nóng" mới tại quốc gia từng được coi là ổn định và dân chủ nhất khu vực Xa-hen.Cộng đồng người Tua-rếch có khoảng 1,5 triệu người, từ các bộ lạc du mục cư trú rải rác tại nhiều quốc gia, gồm An-giê-ri, Buốc-ki-na Pha-xô, Li-bi, Ni-giê và Ma-li. Trong đó, Ma-li và Ni-giê là hai nước thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột của người Tua-rếch đòi thành lập nhà nước độc lập hàng chục năm qua. Xung đột giữa lực lượng quân đội Ma-li và các tay súng vũ trang ly khai người Tua-rếch bùng nổ ở miền bắc Ma-li từ cuối năm ngoái, khi người Tua-rếch được "tiếp sức" từ những nhóm người Tua-rếch vũ trang trở về từ Li-bi sau cuộc lật đổ nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi.Nhóm tự xưng "Ủy ban Khôi phục dân chủ quốc gia" (CNRDR)...
Cộng đồng người Tua-rếch có khoảng 1,5 triệu người, từ các bộ lạc du mục cư trú rải rác tại nhiều quốc gia, gồm An-giê-ri, Buốc-ki-na Pha-xô, Li-bi, Ni-giê và Ma-li. Trong đó, Ma-li và Ni-giê là hai nước thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột của người Tua-rếch đòi thành lập nhà nước độc lập hàng chục năm qua. Xung đột giữa lực lượng quân đội Ma-li và các tay súng vũ trang ly khai người Tua-rếch bùng nổ ở miền bắc Ma-li từ cuối năm ngoái, khi người Tua-rếch được “tiếp sức” từ những nhóm người Tua-rếch vũ trang trở về từ Li-bi sau cuộc lật đổ nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi.
Nhóm tự xưng “Ủy ban Khôi phục dân chủ quốc gia” (CNRDR) tiến hành đảo chính với lý do chính phủ nước này bất lực trong việc giải quyết phong trào đòi độc lập của cộng đồng Tua-rếch ở miền bắc. MNLA tuyên bố chiếm được thị trấn A-ne-hít nằm trên tuyến quốc lộ nối Gao và Ki-đan, hai thành phố chính ở khu vực sa mạc phía bắc rộng lớn của Ma-li. Lực lượng này tuyên bố giải tán các thể chế nhà nước, đình chỉ hiến pháp hiện hành, và lên kế hoạch gặp các tổ chức dân sự để thảo luận cách thức tái lập dân chủ và ổn định đất nước. CNRDR yêu cầu nhiều bộ trưởng trong chính phủ bị lật đổ tiếp tục điều hành công việc cho tới khi một chính phủ mới được thành lập. Theo các nguồn tin an ninh thân cận với Tổng thống bị lật đổ của Ma-li A.Tu-rê, ông Tu-rê vẫn an toàn tại một doanh trại quân đội ở Thủ đô Ba-ma-cô.
Vụ binh biến ở Ma-li xảy ra một tháng trước, khi Tổng thống Tu-rê dự kiến sẽ rút lui sau hai nhiệm kỳ giữ chức và không ra tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 4 tới. Ông Tu-rê là một cựu binh, cũng từng giành quyền lực thông qua một cuộc đảo chính năm 1991, lật đổ chế độ cầm quyền quân sự M.Tra-ô-rê. Tuy nhiên, ông Tu-rê nhanh chóng giành được sự ủng hộ ở trong nước và quốc tế nhờ việc tổ chức các cuộc bầu cử năm sau đó và chuyển giao quyền lực cho một tổng thống dân bầu. Ông trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử năm 2002 và tái đắc cử năm 2007. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Tu-rê, Ma-li được xem là một trong những mô hình phát triển dân chủ khá thành công trong khu vực. Tuy nhiên, ông gặp khó khăn trong xử lý phong trào đòi độc lập của cộng đồng Tua-rếch. Sự giận dữ trong quân đội gia tăng vài tuần gần đây khi các cuộc tiến công của người Tua-rếch khiến 200 nghìn người Ma-li phải chạy nạn. Quân đội chỉ trích chính phủ không cấp đủ vũ khí và sự suy yếu của quân đội cũng là lý do dẫn đến cuộc đảo chính.
Với 15,4 triệu dân, Ma-li có khoảng 90% số dân theo đạo Hồi và nước này nằm trong số 25 nước nghèo nhất thế giới. Ma-li không có biển, nền kinh tế phụ thuộc khai thác vàng và xuất khẩu nông sản, xếp thứ ba ở châu Phi về khai thác vàng, trồng bông. Nước này là một đồng minh của phương Tây trong nỗ lực ngăn chặn các cuộc tiến công khủng bố và hoạt động bắt cóc của các tay súng Hồi giáo có quan hệ với An Kê-đa ở khu vực Xa-hen. Nhiều năm qua, Mỹ giúp huấn luyện cho quân đội Ma-li. Một trong số các thủ lĩnh lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua là A.Xa-nô-gô, Chủ tịch CNRDR cũng được các lực lượng tình báo và lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện.
Cuộc binh biến ở Ma-li khiến Liên hiệp châu Âu (EU) tuyên bố tạm thời ngừng các hoạt động phát triển ở nước này. Mỹ cảnh báo tạm dừng khoản viện trợ kinh tế và quân sự trị giá 70 triệu USD cho Ma-li nếu những người làm đảo chính không khôi phục chính quyền dân sự ở Ma-li. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Phi cũng ngừng các khoản viện trợ phát triển cho Ma-li. Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) lên án cuộc đảo chính và Liên minh châu Phi (AU) đình chỉ tư cách thành viên của Ma-li.
Giới phân tích cho rằng, cuộc nổi dậy lật đổ chế độ ở Li-bi góp phần khiến làn sóng nổi dậy, các loại vũ khí, người tị nạn, buôn lậu và tội phạm gia tăng, như vết dầu loang đe dọa khu vực Xa-hen ở châu Phi. Và có vẻ như hệ lụy của làn sóng “Mùa xuân A-rập” bắt đầu tác động tới “điểm nóng mới” Ma-li.
Theo Nhandan
Ý kiến ()