Dệt may hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do mới
Các hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết như Hiệp định Đối tác và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. |
Tác động đa chiều Thực tế, quy mô thị trường các nước tham gia CPTPP không quá lớn. Một số thị trường mới như Canada lại có quy mô nhỏ nhưng sản phẩm dệt may của Việt Nam đang có thế mạnh tại các thị trường này. Do vậy, kỳ vọng từ CPTPP mang lại cho dệt may là giúp doanh nghiệp khai phá được thị trường mới, đa dạng thêm thị trường và các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Dù thông tin Trung Quốc có ý định tham gia CPTPP là chưa chính thức, song ông Cao Hữu Hiếu cũng bày tỏ, nếu Trung Quốc tham gia CPTPP thì không chỉ riêng Việt Nam mà các nước còn lại trong CPTPP cũng phải đối diện với một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Bởi Trung Quốc hiện đang đứng số 1 thế giới về XK dệt may về cả lượng và giá trị. Độ phủ sản phẩm của quốc gia này quá rộng, gần như lĩnh vực nào trong ngành dệt may từ hàng may mặc đến các sản phẩm sợi, dệt… đều sản xuất được. Do vậy, nếu Trung Quốc tham gia CPTPP thì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Riêng với Hiệp định EVFTA, ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường lớn thứ hai của dệt may Việt Nam chỉ sau Mỹ và luôn luôn có mức tăng trưởng tương đối cao (từ 7-10% hàng năm). Do đó, khi gia nhập EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi từ việc giảm thuế. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã mang lại cho ngành dệt may. Cụ thể, năm 2018, dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục tại thị trường Hàn Quốc với hơn 20%. Hiện nay, ở thị trường này, Việt Nam chuẩn bị đuổi kịp Trung Quốc với tỷ lệ Việt Nam khoảng 34,46% và Trung Quốc khoảng 36,45%. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, khả năng trong năm nay, Việt Nam có thể vượt Trung Quốc ở thị trường Hàn Quốc. “Hy vọng sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng tốt cơ hội của hiệp định này để chúng ta chiếm lĩnh thị trường EU bù lại các thị trường khác, đặc biệt là nếu như trường hợp Trung Quốc có tham gia CPTPP” – ông Cao Hữu Hiếu cho hay. Quan trọng là yếu tố con người “Với những người lao động trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, tập đoàn cũng đề nghị doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi cập nhật ngắn để người lao động dần dần thay đổi tư duy, vận hành được những thiết bị hiện đại có cài đặt phần mềm” – ông Hiếu chia sẻ. Tại các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, những bộ phận phải đầu tư máy móc thiết bị thay thế con người, tập đoàn sẽ tuyển dụng và đào tạo lại người công nhân để bố trí vào những vị trí hợp lý hơn; đào tạo thêm ngành nghề mới để họ tiếp tục sản xuất, tránh dôi dư lao động, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Những dự án đầu tư mới, tập đoàn định vị ngay từ đầu là cần có bao nhiều người và tuyển dụng đúng vào các vị trí đó. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là quy luật tất yếu, buộc các doanh nghiệp tham gia, đầu tư máy móc thiết bị và như vậy sẽ có một lượng lao động bị dôi dư. Việc này riêng ngành dệt may sẽ không giải quyết được mà cần phải đồng bộ từ Chính phủ và các bộ, ngành trong việc định hướng đào tạo nghề cho lao động phổ thông ở địa phương. Do đó, cùng với Vinatex, ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay Hội Dệt may Thêu đan Thành phố đã kết hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố phối hợp với Trung tâm đào tạo của đối tác Singapore để mở các lớp huấn luyện cho lực lượng quản lý, nhân viên kỹ thuật để có thể áp dụng và vận hành công nghệ mới kể cả việc huấn luyện người lao động nhằm nâng cao kỹ năng đối với các lĩnh vực đang đầu tư. |
Theo Nhandan
Ý kiến ()