Đề xuất về vị trí việc làm và định mức biên chế công chức ngành tài chính
Ảnh minh họa |
Việc xác định định mức biên chế công chứccăn cứ vào vị trí việc làm, mức độ phức tạp và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm; mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; tổng biên chế được giao và thực tế sử dụng biên chế công chức được giao…
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị; gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Về nhóm vị trí việc làm chuyên ngành tài chính, Dự thảo quy định gồm: 1- Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý đặc thù ngành tài chính; 2- Vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ ngành tài chính; 3- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ đặc thù ngành tài chính.
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm
Trên cơ sở căn cứ xác định định mức biên chế công chức, hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế, Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) có văn bản hướng dẫn các Tổng cục trực thuộc Bộ Tài chính, các Vụ thuộc Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Bộ Tài chính phê duyệt gửi Bộ Nội vụ.
Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm như sau: Chậm nhất là ngày 15/4 hằng năm, các Cục địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định về Tổng cục để thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt gửi Bộ Tài chính.
Chậm nhất là ngày 15/5 hằng năm, các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để thẩm định, báo cáo Bộ phê duyệt.
Chậm nhất là ngày 15/7 hằng năm, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch biên chế công chức của Bộ Tài chính gửi Bộ Nội vụ.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Ý kiến ()