Ðề xuất thành lập Tổ trọng tài giải quyết bồi thường bảo hiểm nông nghiệp
* Bảo đảm an toàn cho người dân khi xả lũ hồ thủy điện * Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống lũ sớm, bảo vệ lúa hè thu Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hiện nay, vùng áp thấp hầu như ít dịch chuyển hoặc dịch chuyển chậm về phía tây nam và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ có gió giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động.Do ảnh hưởng của vùng thấp trên biển, từ ngày 7 đến 8-8, các tỉnh miền bắc và miền trung đã xảy ra mưa trên diện rộng, với tổng lượng mưa phổ biến dưới 20 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn...
* Bảo đảm an toàn cho người dân khi xả lũ hồ thủy điện
* Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống lũ sớm, bảo vệ lúa hè thu
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hiện nay, vùng áp thấp hầu như ít dịch chuyển hoặc dịch chuyển chậm về phía tây nam và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ có gió giật cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động.
Do ảnh hưởng của vùng thấp trên biển, từ ngày 7 đến 8-8, các tỉnh miền bắc và miền trung đã xảy ra mưa trên diện rộng, với tổng lượng mưa phổ biến dưới 20 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Cao Phong (Hòa Bình) 34 mm; Ngòi Nhù (Lào Cai) 38mm; Ba Khê (Yên Bái) 39 mm; Yên Bình (Hà Giang) 31 mm; Hàm Yên (Tuyên Quang) 42 mm; Văn Lý (Nam Định) 70 mm; Sầm Sơn (Thanh Hóa) 42 mm. Do mưa đều trên diện rộng, mực nước trên sông Thao và sông Lô tiếp tục lên, hạ lưu hệ thống sông Hồng lên chậm. Hôm nay (9-8), mực nước sông Hồng tại Hà Nội có khả năng lên 6,2 m. Sông Thái Bình tại Phả Lại tiếp tục lên, có khả năng ở mức 2,45 m.
Theo Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, mưa, lốc xảy ra trong các ngày từ 31-7 đến 3-8 tại các tỉnh phía nam đã làm chín người chết, 113 người bị thương; 2.113 nhà bị sập, tốc mái, hư hại; 4.298 ha lúa bị thiệt hại. Còn tại các tỉnh phía bắc, mưa, lũ, dông lốc và sạt lở đất cũng làm sáu người chết; 212 nhà bị đổ sập, cuốn trôi; 32.100 m3 đất đá bị sạt lở. Sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã cử cán bộ xuống hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân và tổ chức khắc phục hậu quả; hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại theo quy định.
Ngày 8-8, hồ thủy điện Sơn La đang ở mực nước dâng hơn 200m và tiếp tục xả hai cửa đáy nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ lưu đập, chuẩn bị đón lũ chính vụ trên thượng nguồn sông Đà. Công ty thủy điện Sơn La phối hợp Ban Chỉ huy PCLB tỉnh thường xuyên thu thập thông tin thời tiết, thủy văn, bão, lũ để vận hành hồ chứa; thông báo kịp thời cho các huyện trên vùng lòng hồ về mực nước hồ Sơn La và vùng hạ lưu để triển khai các biện pháp đối phó từng tình huống nhằm hạn chế ảnh hưởng do việc đóng, mở các cửa xả của Nhà máy thủy điện Sơn La.
Từ đêm 22-7 đến ngày 6-8, hai đợt lũ quét nghiêm trọng đã xảy ra trên suối Nặm Păm, suối Chiến, suối Nặm Bú, huyện Mường La (Sơn La), làm sạt lở hai bên bờ suối, ngập úng trên diện rộng. UBND huyện Mường La đã huy động lực lượng tại chỗ sơ tán người ra khỏi khu vực hai bên suối Nặm Păm, các điểm có nguy cơ sạt lở núi đến nơi an toàn, đồng thời hỗ trợ cho các gia đình bị trôi nhà bảy triệu đồng/hộ. UBND tỉnh Sơn La hỗ trợ ba tấn ngô giống và 300 triệu đồng để khắc phục hậu quả do mưa lũ để ổn định sản xuất.
Tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên), sự cố tắc đường tại Km 370 400 quốc lộ 6, trên đèo Pha Đin, đã hoàn toàn được giải quyết, hàng trăm m3 đất đá đã được đơn vị thu gom, giải phóng khỏi hiện trường. Trước đó, vào sáng 8-8, tại đây đã xảy ra tắc đường do hơn 200 m3 đất đá từ trên đồi đã chảy tràn xuống lòng đường, trải dài trên 40 m gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Tỉnh Phú Thọ đang tập trung khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua. Trước mắt, tỉnh lập hồ sơ báo cáo các bộ, ngành chức năng để có biện pháp xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ sông với chiều dài 3km tại hai xã Chí Đám và Hữu Đô, huyện Đoan Hùng. Hiện tình hình sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm mất đất sản xuất, gây nguy hiểm cho người dân. Tỉnh đang tập trung làm kè hộ chân hay kè lát mái là cần thiết để bảo vệ đê, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Mưa lớn kèm theo triều cường đã làm 385 m2 kè biển Táo Khoai, Hải Hòa, Hải Hậu (Nam Định) sạt lở nghiêm trọng, tạo thành năm hố sụt lớn, ảnh hưởng cho sự an toàn của tuyến đê biển. UBND tỉnh đang khẩn trương chỉ đạo các ngành liên quan và chính quyền huyện Hải Hậu tập trung nhân lực dùng vải lọc chống thấm lót dưới mái đê, lấp kín hố sụt, lát cấu kiện bê-tông bên trên. Ngành nông nghiệp đang triển khai dự án xây dựng 13 mỏ kè và làm thềm cơ giảm sóng bên ngoài tuyến đê biển Táo Khoai.
Theo Ban Chỉ huy PCLB Long An, mấy ngày qua mực nước lũ tại đầu nguồn sông Cửu Long và vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh lên nhanh với cường suất 3-8 cm/ngày đêm, có khả năng gây thiệt hại nhiều diện tích lúa hè thu. Hiện tỉnh đang chỉ đạo các huyện vùng Đồng Tháp Mười gia cố bờ vùng để thu hoạch lúa an toàn. Đối với diện tích vụ 3 tự phát nằm ngoài vùng đê bao thì vận động nhân dân gia cố bờ vùng, bờ thửa, hạn chế thiệt hại.
Năm 2012, tỉnh Vĩnh Long đầu tư 705 tỷ đồng xây dựng công trình đê bao chống ngập TP Vĩnh Long và các công trình thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất ở các huyện, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đầu tư hơn 82 tỷ đồng cho các huyện thi công 232/248 công trình thủy lợi. Đến nay, tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh được khép kín thủy lợi là 102.000 ha; trong đó có 32.263ha cây lâu năm và 69.737ha cây hằng năm.
Tỉnh Thanh Hóa vừa lập hai chốt kiểm dịch động vật liên ngành nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan vào địa bàn. Hai chốt kiểm dịch được đặt trên quốc lộ 1A, tiếp giáp với tỉnh Nghệ An và Ninh Bình. Cùng với việc lập các chốt kiểm dịch, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tốt việc tiêm phòng đợt 2 trong năm 2012, tăng cường giám sát dịch bệnh.
Theo Chi cục Thú y Quảng Bình, dịch cúm H5N1 trên địa bàn cơ bản được khống chế nhưng diễn biến còn phức tạp do vịt chạy đồng. Đến nay, tỉnh đã tiêu hủy 34.887 con gia cầm, chủ yếu là vịt bị bệnh, tiêm vắc-xin cho 646.189 con gia cầm tại 63 xã của sáu huyện, thành phố. Các huyện cũng đã thống kê và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí đối với số gia cầm đã tiêu hủy để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân.
Ngày 8-8, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) Trung ương đã họp liên ngành để thống nhất một số vấn đề cốt lõi trong công tác đền bù thiệt hại BHNN. Theo kết luận của hội nghị sơ kết về BHNN toàn quốc, Ban chỉ đạo đã gấp rút sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 121/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về BHNN, trong đó đáng lưu ý là đề xuất sẽ thành lập Tổ trọng tài giải quyết bồi thường thiệt hại khi cần thiết từ cấp xã trở lên để làm căn cứ giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người tham gia BHNN. Ngoài ra, liên bộ cũng thống nhất sẽ giao cho chính quyền cấp huyện xác nhận dịch bệnh và mức độ thiệt hại; bổ sung tôm thẻ chân trắng vào các đối tượng BHNN
Cháy rừng tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng Tối 7-8, một vụ cháy rừng lớn xảy ra khu vực núi giáp ranh giữa các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và Nghĩa Thọ thuộc huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng công an, quân đội, với hơn 500 người dập lửa suốt hơn tám giờ. Theo Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi, 12 ha rừng keo bị cháy là do người dân đốt dọn vệ sinh rừng trồng, khiến lửa cháy lan qua khu vực rừng lân cận. Đến rạng sáng 8-8, lực lượng chữa cháy đã dập tắt đám cháy. Chiều 8-8, tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) cũng xảy ra vụ cháy rừng trồng. Đám cháy do người dân đốt thực bì để chuẩn bị trồng rừng mới. Do gió mạnh nên đám cháy thực bì bắt lửa mạnh và lan nhanh sang rừng sản xuất. Đến chiều cùng ngày, các lực lượng cứu rừng đang nỗ lực dập lửa, vẫn chưa có thống kê về diện tích rừng bị thiệt hại.. |
Theo Nhandan
Ý kiến ()