Ðề xuất Kho bạc Nhà nước quản lý Quỹ bình ổn giá xăng, dầu
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất với Chính phủ hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng, dầu nhằm thay đổi công thức tính giá cơ sở, hoa hồng cho đại lý hay cơ chế sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá so với hiện nay.Theo đó, Quỹ bình ổn giá hiện đang bị phân tán ở doanh nghiệp, nên việc kiểm soát số dư rất phức tạp, tốn thời gian, chi phí. Ngoài ra, do quỹ để tại doanh nghiệp nên bằng cách hạch toán nội bộ, doanh nghiệp vẫn có thể tạm sử dụng nguồn lực này vào mục đích khác. Điều này vừa tạo ra rủi ro, vừa tạo sự thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp có quy mô quỹ khác nhau. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng nên trích lập Quỹ ở ngay khâu đầu khi nhập khẩu hay tại thời điểm bán ra cuối cùng. Quỹ sẽ được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước và phải có cơ chế sử dụng Quỹ bảo đảm phản ứng nhanh với sự biến động của thị trường và không tạo ra cơ chế xin-cho, giảm...
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất với Chính phủ hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng, dầu nhằm thay đổi công thức tính giá cơ sở, hoa hồng cho đại lý hay cơ chế sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá so với hiện nay.
Theo đó, Quỹ bình ổn giá hiện đang bị phân tán ở doanh nghiệp, nên việc kiểm soát số dư rất phức tạp, tốn thời gian, chi phí. Ngoài ra, do quỹ để tại doanh nghiệp nên bằng cách hạch toán nội bộ, doanh nghiệp vẫn có thể tạm sử dụng nguồn lực này vào mục đích khác. Điều này vừa tạo ra rủi ro, vừa tạo sự thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp có quy mô quỹ khác nhau. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng nên trích lập Quỹ ở ngay khâu đầu khi nhập khẩu hay tại thời điểm bán ra cuối cùng. Quỹ sẽ được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước và phải có cơ chế sử dụng Quỹ bảo đảm phản ứng nhanh với sự biến động của thị trường và không tạo ra cơ chế xin-cho, giảm bớt thủ tục hành chính. Đối với công thức tính giá cơ sở (giá thành xăng, dầu sau khi tính toán các chi phí, lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp), Bộ Tài chính cho rằng nên đưa lợi nhuận định mức (hiện được quy định tối đa là 300 đồng một lít, kg) ra ngoài giá cơ sở để minh bạch tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, đồng thời khống chế mức lợi nhuận dành cho Tổng đại lý, đại lý. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề xuất nghiên cứu quy định tính giá cơ sở bình quân 10 ngày, thay vì 30 ngày như hiện tại. Ngoài ra, cách tính giá cũng sẽ được nghiên cứu cho phù hợp với tần suất điều chỉnh giá (10 ngày) và số ngày dự trữ lưu thông (30 ngày)…
Theo Nhandan
Ý kiến ()