LSO-Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định: Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong các nguồn nội lực thì con người là nguồn lực quan trọng nhất vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Trên tinh thần đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân, nhất là của bà mẹ và trẻ em. Nhờ vậy 10 năm qua, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng trên tuổi giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 17,5% năm 2010. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao trên tuổi 36,5% năm 2000 giảm xuống còn 29,3% năm 2010. Mặc dù thành quả đạt được đáng ghi nhận với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gày còm giảm đáng kể, hiện còn 17,5%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng dạng thấp còi vẫn còn cao, khoảng 29,3%. Trẻ suy dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu...
LSO-Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định: Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong các nguồn nội lực thì con người là nguồn lực quan trọng nhất vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Trên tinh thần đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân, nhất là của bà mẹ và trẻ em. Nhờ vậy 10 năm qua, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng trên tuổi giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 17,5% năm 2010. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao trên tuổi 36,5% năm 2000 giảm xuống còn 29,3% năm 2010. Mặc dù thành quả đạt được đáng ghi nhận với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gày còm giảm đáng kể, hiện còn 17,5%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng dạng thấp còi vẫn còn cao, khoảng 29,3%. Trẻ suy dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.
|
Cho trẻ em uống vitaminA tại trường mầm non 8/3 thành phố Lạng Sơn |
Tại Lạng Sơn, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành liên quan đồng bộ phối hợp thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng mà chịu trách nhiệm chính là ngành y tế. Trong 10 năm qua tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm ở trẻ dưới 05 tuổi liên tục giảm , năm 2000 tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng trên tuổi là 38,1% đến 2010 giảm xuống còn 21,6%. Nhờ đó tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao trên tuổi năm 2000 là 46,5% đến năm 2010 chỉ còn 30%, tuy nhiên so với cả nước thì tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng trên tuổi ở trẻ em tỉnh ta còn cao. Suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân: thiếu kiến thức về tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng, một số phong tục tập quán lạc hậu đã hạn chế cho việc chăm sóc người mẹ từ khi mang thai và chăm sóc trẻ dưới 05 tuổi. Trong điều kiện hiện nay thì nguồn lực, trình độ, kiến thức chăm sóc trẻ của mỗi gia đinh ở mỗi khu vực trong tỉnh cũng có khác nhau, sự chênh lệch về điều kiện sống, thu nhập, kiến thức dẫn đến sự khác biệt trong cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ
Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ phải áp dụng giải pháp một cách đồng bộ, bắt đầu ngay từ khi người phụ nữ chuẩn bị mang thai cho đến khi em bé đến 5 tuổi. Do đó việc cung cấp kiến thức cho cộng đồng nói chung và những đối tượng này nói riêng là hết sức quan trọng, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều phải thấy được vai trò trách nhiệm của mình với việc chăm sóc người mẹ và trẻ em cả về bữa ăn, tinh thần, loại bỏ các tục lệ tập quán cũ của mỗi dân tộc có ảnh huởng tới trạng thái sức khỏe và tinh thần của mẹ và bé, người mẹ phải được ăn uống đầy đủ, đảm bảo số lượng, chất lượng và cân đối các chất, các nhóm thức ăn. Khi trẻ sinh ra, phải được bú mẹ, bú càng sớm càng tốt và bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thời gian cho bú ít nhất là 18 tháng cho đến 24 tháng. Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng và hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Từ tháng thứ 7, cho trẻ ăn bổ sung, thức ăn bổ sung cần cân đối chất dinh dưỡng, chuyển dần thức ăn từ dạng lỏng sang đặc y tế địa phương cũng phải phối kết hợp, theo dõi cho trẻ dể kịp thời tư vấn các biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng ….
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác truyền thông trong bước đường phòng chống suy dinh dưỡng tại tỉnh nhà là điều không mấy dễ dàng (nhất là trong điều kiện dân còn khó khăn về kinh tế), phải nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động và tập chung vào cơ sở, lồng ghép với nhiều chương trình dự án, sự lồng ghép cũng phải cụ thể nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp cho hoạt động. Khi mà hệ thống này hiện tại còn nhiều khó khăn, vì hiện chúng ta là tỉnh miền núi, địa bàn đi lại không thuận, hệ thống truyền thanh hầu như chưa có ở tuyến xã, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ thôn bản nói chung và nhân viên y tế thôn bản nói riêng còn quá thấp. Đồng thời phối hợp, tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đầu tư từng bước về trang thiết bị, tài liệu cho tuyến cơ sở, giúp họ cải thiện năng lực thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, người dân (nếu có điều kiện) nên thực hiện mô hình VAC ngay tại gia đình, như trồng các loại rau, nuôi gà, vịt để lấy thịt, lấy trứng…vừa tạo thêm kinh tế cho gia đình, vừa đa dạng hóa nguồn thực phẩm trong bữa ăn, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Thực tế những năm qua cho thấy, kết hợp với các giải pháp khác, phát triển VAC, đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần quan trọng trong giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em một cách vững chắc.
|
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai – Ảnh: Thanh Sơn |
Việc tăng cường công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học, hướng dẫn cách chăm sóc mẹ, bé và tăng gia sản xuất tại các vùng nông thôn Lạng Sơn, đã giúp bà con nông dân, kể cả người dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, từng bước làm giàu. Xóa đói nghèo chính là phương thức cơ bản cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trong bữa ăn, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.
Phạm Văn Thịnh
Ý kiến ()