Ðể thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý
Cán bộ Phòng NN và PTNT huyện Vân Đồn đang hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi con hàu. Ảnh: THỌ QUANG Ngày 25-1-2002, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 11- NQ/T.Ư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo nên những bước đột phá góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đồng thời, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ, khắc phục. Thực tiễn sống động ở các tỉnh Thái Bình, Yên Bái và Quảng Ninh đã nói nên điều đó.Ý kiến người trong cuộcĐể đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, chúng tôi đã làm việc với các đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình; Dương Văn Thống, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đều trưởng thành qua nhiều lần luân chuyển và đồng chí Phạm Hồng Thái, Ủy viên Ban Thường vụ...
![]() |
Ý kiến người trong cuộc
Để đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, chúng tôi đã làm việc với các đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình; Dương Văn Thống, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đều trưởng thành qua nhiều lần luân chuyển và đồng chí Phạm Hồng Thái, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy Cẩm Phả (Quảng Ninh) đang được luân chuyển về làm Bí thư Đảng ủy phường Cẩm Trung.
Các đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Dương Văn Thống đều có chung một nhận xét: Nhờ được học tập và rèn luyện ở nhiều môi trường, vị trí khác nhau, cho nên họ đã vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc đưa cán bộ trong diện quy hoạch luân chuyển về cơ sởlà để họ hiểu biết đầy đủ hơn tình hình của cơ sở, hiểu được công việc cũng như những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Cho nên khi cán bộ càng luân chuyển xuống cơ sởcàng tích lũy nhiều kinh nghiệm, để vững vàng khi ở vị trí cao hơn, giải quyết những vấn đề lớn hơn. Tuy nhiên, không phải cán bộ luân chuyển nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu như không được chuẩn bị đầy đủ về năng lực chuyên môn cũng như các kiến thức về xã hội. Ngoài ra, nếu cán bộ được luân chuyển với thời gian quá ngắn hoặc đến địa bàn không phức tạp thì cũng không nâng cao được năng lực thật sự.
Các đồng chí đều cho rằng, để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ bản thân cán bộ được luân chuyển phải toàn tâm, toàn ý, tận tụy với công việc mà tổ chức phân công; gần gũi, sâu sát cơ sở, xử lý linh hoạt những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn; phải tập hợp đoàn kết được đội ngũ cán bộ nơi đến công tác. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phải luôn đổi mới, chú trọng việc đổi mới tư duy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là trong phát triển kinh tế- xã hội. Trong từng ngành, từng lĩnh vực cần lựa chọn khâu đột phá và thứ tự ưu tiên bảo đảm nguồn lực để tổ chức thực hiện.
Cách đây hơn hai năm, khi đó là Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Cẩm Phả (Quảng Ninh), đồng chí Phạm Hồng Thái được luân chuyển về làm Bí thư Đảng ủy phường Cẩm Trung, một trong những địa bàn trọng điểm của thị xã Cẩm Phả. Đồng chí Phạm Hồng Thái khẳng định với chúng tôi: Việc luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng của Đảng, vì có trực tiếp công tác ở cơ sởnơi được luân chuyển mới hiểu và nắm bắt tình hình địa phương một cách sâu sát, từ đó có hướng chỉ đạo công việc một cách cụ thể và toàn diện hơn. Bản thân tôi từ khi về làm Bí thư Đảng ủy phường thấy mình ngày càng trưởng thành hơn cả về nhận thức và trong hành động. Ý kiến của ba đồng chí đã và đang được luân chuyển là những nét chấm phá trong bức tranh toàn cảnh về thực hiện luân chuyển cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị.
Kết quả đáng phấn khởi
Để có cái nhìn tổng thể, thấy rõ những kết quả đáng phấn khởi sau gần 10 năm triển khai thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, chúng tôi đã làm việc với đồng chí Đặng Trọng Thăng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình và đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái. Đồng chí Đặng Trọng Thăng cho biết: Sau gần mười năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã luân chuyển 127 lượt cán bộ cho 119 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, trong đó luân chuyển từ tỉnh về huyện, thành phố 20 lượt cán bộ; từ huyện, thành phố lên tỉnh 19 lượt; từ tỉnh lên các bộ, ban, ngành Trungương 15 đồng chí; luân chuyển giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh 73 lượt cán bộ. Số cán bộ được luân chuyển tuổi đời dưới 50 đối với nam, dưới 45 đối với nữ và đều là nguồn quy hoạch trước mắt và lâu dài cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Thời gian luân chuyển nói chung từ ba năm trở lên.
Đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Yên Bái đã luân chuyển 318 cán bộ theo Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, trong đó từ tỉnh về huyện 18 đồng chí; từ cấp huyện về tỉnh 35 đồng chí; luân chuyển từ ngành về cấp huyện 13 đồng chí; từ huyện về ngành 39 đồng chí; từ cấp huyện về xã 85 đồng chí… ở Yên Bái và Thái Bình, đội ngũ cán bộ luân chuyển đều là những đồng chí đã được đào tạo cơ bản, tiếp cận nhanh với công việc và môi trường công tác, thể hiện rõ năng lực, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, có uy tín đối với nơi luân chuyển đến; góp phần tạo nên khí thế và nền nếp làm việc mới, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Nhiều cán bộ qua luân chuyển trưởng thành về cách nghĩ, cách làm; tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn; có quan điểm, cách nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện. Nhiều đồng chí luân chuyển về huyện, xã sau thời gian phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được bổ nhiệm chức vụ theo đúng quy hoạch.
Tỉnh Yên Bái đã coi trọng công tác tư tưởng, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thống nhất về nhận thức để tự giác, quyết tâm thực hiện; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và uốn nắn những biểu hiện tư tưởng cục bộ, bản vị ngay từ cơ sở. Do đó, các phương án luân chuyển cán bộ ở Yên Bái nhìn chung thực hiện bảo đảm được mục đích, yêu cầu đề ra theo Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị.
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc cần tập trungtháo gỡ. Đó là: Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số ít cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ; chưa phân định rõ giữa luân chuyển cán bộ theo quy hoạch với việc điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo và quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ dẫn tới chưa chủ động xây dựng kế hoạch luân chuyển, chưa gắn công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng với luân chuyển cán bộ. Thời gian luân chuyển của một số cán bộ quá ngắn, gây xáo trộn không cần thiết, không bảo đảm được tính ổn định, gây hoài nghi về mục đích luân chuyển cán bộ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng. Việc luân chuyển cán bộ giữa các huyện và tỉnh, giữa cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền chưa được nhiều. Một số ít cán bộ còn coi đây là thời gian để thử việc hoặc đã luân chuyển là sẽ được bổ nhiệm vị trí cao hơn do đó còn dè dặt, giữ mình, ngại va chạm, chưa có những đề xuất mạnh mẽ trong chỉ đạo phát triển kinh tế ở địa phương, đơn vị. Có cán bộ khi luân chuyển còn suy tính cá nhân, ngại khó, ngại khổ, chưa tự nguyện, tự giác nhận nhiệm vụ mới ở địa phương khác, ngành khác khi có yêu cầu. Có đơn vị khi cấp trên luân chuyển cán bộ về còn băn khoăn, cho rằng cấp trên thiếu tin tưởng cán bộ tạichỗ, không nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ cán bộ được luân chuyển về địa phương, đơn vị mình. Chưa có nhà công vụ và chưa có chế độ chính sách cho cán bộ được luân chuyển cho nên cán bộ luân chuyển gặp nhiều khó khăn.
Ở tỉnh Yên Bái vẫn còn một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý được điều động, luân chuyển nhận thức chưa đúng đắn, còn có biểu hiện suy tính cá nhân hoặc ngại khó, ngại khổ, chưa thật sự tự giác, tự nguyện nhận nhiệm vụ mới. Có cán bộ thời gian luân chuyển ở cơ sởlâu thường có tâm tư, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác. Cán bộ từ cấp huyện luân chuyển về cơ sởgặp khó khăn về biên chế, vì khi được luân chuyển vẫn giữ nguyên biên chế ở cơ quan cũ. Ngược lại, muốn điều động, luân chuyển cán bộ từ cơ sởlên cấp huyện phải thực hiện theo quy chế tuyển dụng, nhưng cấp huyện không có chỉ tiêu biên chế, dẫn đến tình trạng nơi thừa nơi thiếu hoặc phải “trồng” chức danh khác cho cán bộ luân chuyển.
Có thể nói, những khó khăn vướng mắc nêu trên đã tồn tạiở không ít địa phương, đơn vị, chứ không riêng ở hai tỉnh Thái Bình và Yên Bái.
Những chủ trương và giải pháp cần thực hiện
Để đưa việc luân chuyển cán bộ trở thành nhiệm vụ thường xuyên, việc làm bình thường, Tỉnh ủy Thái Bình đề ra các chủ trương, giải pháp lớn để tiếp tục luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đó là: cấp ủy các cấp, lãnh đạo các địa phương, đơn vị phải làm tốt công tác tư tưởng đối với người được luân chuyển kể cả nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến, phải tạo được sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ đảng viên, trước hết là đồng chí Bí thư, tập thể Ban Thường vụ cấp ủy về luân chuyển cán bộ.
Ban hành một số chế độ, chính sách động viên cán bộ yên tâm công tác, bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình cán bộ được luân chuyển đỡ bị xáo trộn; xây dựng và thực hiện chế độ nhà công vụ thống nhất theo từng cấp để tạo điều kiện sinh hoạt, làm việc cho cán bộ được luân chuyển. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các mặt công tác cán bộ. Tỉnh ủy Yên Bái và Tỉnh ủy Thái Bình đều kiến nghị Trungương cần quan tâm dành nguồn kinh phí thích hợp cho công tác đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Sớm ban hành chính sách và thống nhất đối với cán bộ luân chuyển như: chính sách tiền lương, chế độ nhà công vụ, chế độ phụ cấp ban đầu, phụ cấp thường xuyên cho cán bộ đến cơ sởxã… để tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác. Sớm xây dựng và ban hành một số chế độ chính sách, tạo điều kiện cho công tác luân chuyển cán bộ, cụ thể: Bảo lưu tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ được luân chuyển từ vị trí có mức phụ cấp cao đến vị trí có mức phụ cấp thấp, được xem xét nâng lương sớm khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở nơi luân chuyển đến. Có chế độ trợ cấp hợp lý cho cán bộ luân chuyển đến các địa phương có khó khăn.
Theo Nhandan

Ý kiến ()