Ðể sản xuất xi-măng ổn định và phát triển bền vững
Nhiều năm qua, Công ty Xi-măng Hoàng Thạch thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (VICEM) luôn là đơn vị đi đầu không những trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mà còn chú trọng bảo vệ môi trường, thậm chí coi đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp.Nhờ đó, sản phẩm mang nhãn hiệu 'Sư tử vàng' của Hoàng Thạch luôn tiêu thụ ổn định trên thị trường. Thời gian qua, việc cung ứng không ổn định nhiên liệu đầu vào, nhất là than phần nào gây khó khăn cho sản xuất của đơn vị, tuy nhiên, công ty đã và đang nỗ lực tìm giải pháp khắc phục, bảo đảm sản xuất ổn định những tháng cuối năm này.Với năng lực và kinh nghiệm nhiều năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền 3, thiết bị đồng bộ, hiện đại của hãng F.L.Smidth (Đan Mạch), tương thích với hệ thống dây chuyền 1 và 2. Kể từ khi dây chuyền 3 chính thức khánh thành từ đầu năm 2010 đến nay, công ty đã nâng sản lượng lên 3,5 triệu tấn clanh-ke/năm. Lò nung dây...
Nhờ đó, sản phẩm mang nhãn hiệu 'Sư tử vàng' của Hoàng Thạch luôn tiêu thụ ổn định trên thị trường. Thời gian qua, việc cung ứng không ổn định nhiên liệu đầu vào, nhất là than phần nào gây khó khăn cho sản xuất của đơn vị, tuy nhiên, công ty đã và đang nỗ lực tìm giải pháp khắc phục, bảo đảm sản xuất ổn định những tháng cuối năm này.
Với năng lực và kinh nghiệm nhiều năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền 3, thiết bị đồng bộ, hiện đại của hãng F.L.Smidth (Đan Mạch), tương thích với hệ thống dây chuyền 1 và 2. Kể từ khi dây chuyền 3 chính thức khánh thành từ đầu năm 2010 đến nay, công ty đã nâng sản lượng lên 3,5 triệu tấn clanh-ke/năm. Lò nung dây chuyền 3 hoạt động ổn định ngay từ khi đi vào vận hành, bình quân đạt 3.356 tấn clanh-ke/ngày, vượt công suất thiết kế. Nhờ đó, 10 tháng qua, công ty đã sản xuất hơn 2,2 triệu tấn clanh-ke, tăng gần 10% so kế hoạch, sản xuất và xuất bán hơn 3,2 triệu tấn xi-măng. Hiện nay, ngày càng có nhiều dây chuyền xi-măng lò quay trong nước đi vào hoạt động, càng khiến cạnh tranh trên thị trường xi-măng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, với thương hiệu Hoàng Thạch đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên việc tiêu thụ của công ty vẫn tiến triển thuận lợi.
Để đạt được điều đó, bên cạnh sự nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh, công ty luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, coi đây là một trong những tiêu chí phát triển bền vững. Nhiều năm qua, công ty luôn đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm khói, bụi, khí thải độc hại ra môi trường như trang bị 136 lọc bụi tay áo, 11 lọc bụi tĩnh điện, trang bị các thiết bị xử lý tại những công đoạn thường phát sinh bụi; cải tiến hệ thống vòi phun để than cháy hết, không ô nhiễm; xử lý triệt để các loại nước thải, chất thải rắn; trang bị các hệ thống cách âm, cách nhiệt, thông gió, trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quan môi trường… bảo đảm điều kiện làm việc tốt cho cán bộ, công nhân vận hành dây chuyền. Năm 2005, công ty là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004, (là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001:1996) và đã được tổ chức Quacert Việt Nam đánh giá chứng nhận. Các số liệu quan trắc môi trường của nhà máy luôn được các cơ quan chức năng giám sát nghiêm ngặt cho thấy các chỉ tiêu luôn bảo đảm dưới ngưỡng cho phép. Việc bảo đảm các chỉ tiêu này đòi hỏi đầu tư kinh phí rất lớn, song đó cũng là hướng phát triển 'xanh' và bền vững của công ty, cũng như cho các nhà máy xi-măng trong tình hình mới. Bên cạnh đó, công ty còn đẩy mạnh việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý các năng lượng, vật tư, góp phần thiết thực bảo vệ môi trường và nâng cao sức cạnh tranh.
Một trong những yếu tố quyết định đến sản xuất công ty là nguồn cung ổn định các nguyên liệu đầu vào. Trong thời gian gần đây, giá các nguyên liệu này liên tục tăng, thậm chí nguồn cung trở nên khan hiếm, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của đơn vị. Điển hình của tình trạng này là việc cung ứng không ổn định than phục vụ vận hành lò nung, khiến công ty phải dừng dây chuyền 1 để bảo dưỡng sớm một tháng so dự kiến từ ngày 27-9 để thay vành băng đai. Là một trong những doanh nghiệp sản xuất xi-măng lớn nhất cả nước, mỗi ngày, ba dây chuyền của công ty tiêu thụ hết 1.200 tấn than cám 3C và 4A Hòn Gai. Những ngày thiếu than, lãnh đạo công ty như ngồi trên lửa khi phải chạy đôn chạy đáo 'ăn đong' từng ngày cho lò nung. Tháng 9-2010, công ty chỉ nhận được 20.538 tấn than, thiếu hơn 36 nghìn tấn. Thậm chí có ngày, công ty chỉ còn dự trữ 575 tấn than, chỉ đủ chạy một dây chuyền. VICEM yêu cầu Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung cấp năm 2010 khoảng 1,8 triệu tấn than, nhưng đến đầu tháng 10 mới cung cấp được hơn 1,5 triệu tấn. VICEM cũng đã phản ánh tình hình thiếu than chung của các nhà máy với TKV.
Gần đây, TKV cho biết, do tình hình mưa kéo dài trong thời gian qua và tiết giảm điện mùa khô năm 2010, sản lượng khai thác than bị giảm sút nên tập đoàn không đủ nguồn than cám 3, 4 cung cấp cho các hộ tiêu thụ lớn. TKV cho rằng, tình hình cung cấp than cho các hộ xi-măng sẽ được cải thiện từ nay đến cuối năm. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, ngoài những nguyên nhân trên, thời gian qua, các dây chuyền sản xuất xi-măng trong nước phát triển quá 'nóng', ước tính hết năm 2010, công suất các nhà máy xi-măng cả nước đạt khoảng 60 triệu tấn/năm. Trong khi đó việc sản xuất và khai thác than không tăng kịp so nhu cầu.
Trước tình hình đó, được VICEM cho chủ trương, công ty đã chủ động tìm thêm nguồn than từ mỏ Núi Hồng (Thái Nguyên) để bảo đảm sản lượng không bị giảm sút. Tuy nhiên, do nguồn than mỗi nơi khác nhau, nên than Núi Hồng mua về phải trộn với than Hòn Gai mới bảo đảm chỉ tiêu kỹ thuật. Dự kiến, đầu tháng 11 này, công ty vận hành trở lại dây chuyền 1. Hiện việc cấp than từ TKV đã được cải thiện, song chưa đạt như lúc trước. Lượng dự trữ than của công ty những ngày này mới chỉ đạt khoảng 10 nghìn tấn, tương đương 12 ngày sản xuất của ba dây chuyền. Do đó việc bảo đảm nguồn cung than ổn định như trước phục vụ đợt sản xuất nước rút cuối năm của công ty là cần thiết, đòi hỏi sự nỗ lực của đơn vị, VICEM và cả TKV.
Theo Nhandan
Ý kiến ()