Từ tháng 6 năm nay, quy định về việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội chính thức có hiệu lực. Theo đó, việc cưới, việc tang, lễ hội phải được thực hiện theo nguyên tắc trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc; cấm các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác; cấm tổ chức hoặc tham gia chơi cờ bạc dưới mọi hình thức.Hà Nội từng ra nhiều quy định, quyết định, như: cấm đỗ xe đạp, xe máy, ô-tô trên vỉa hè và lòng đường, các khu vực cấm họp chợ và bán hàng rong; cấm xe ba bánh, xe tự chế, công nông,... Thực tế thời gian qua cho thấy, các quy định "cấm" của thành phố đều bị vi phạm, thậm chí có lúc, có nơi còn tái phạm nghiêm trọng. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cần khẳng định là công tác tuyên truyền, vận động triển khai chưa tốt, chưa thường xuyên, liên tục. Không riêng với...
Từ tháng 6 năm nay, quy định về việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội chính thức có hiệu lực. Theo đó, việc cưới, việc tang, lễ hội phải được thực hiện theo nguyên tắc trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc; cấm các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác; cấm tổ chức hoặc tham gia chơi cờ bạc dưới mọi hình thức.
Hà Nội từng ra nhiều quy định, quyết định, như: cấm đỗ xe đạp, xe máy, ô-tô trên vỉa hè và lòng đường, các khu vực cấm họp chợ và bán hàng rong; cấm xe ba bánh, xe tự chế, công nông,… Thực tế thời gian qua cho thấy, các quy định “cấm” của thành phố đều bị vi phạm, thậm chí có lúc, có nơi còn tái phạm nghiêm trọng. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cần khẳng định là công tác tuyên truyền, vận động triển khai chưa tốt, chưa thường xuyên, liên tục. Không riêng với Thủ đô, công tác tuyên truyền, vận động của nhiều địa phương, đơn vị về các lĩnh vực, nội dung nhiều khi chưa thực chất. Đơn cử, việc vận động toàn dân tham gia hiến máu để cứu người, nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, ít thấy cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị làm gương. Rồi việc tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện, nhưng nhiều gia đình khá giả cùng lúc bật hai, ba máy điều hòa nhiệt độ; tuyên truyền dùng nước sạch tiết kiệm, nhưng không ít hộ vẫn dùng nước máy để làm dịch vụ rửa xe máy, rửa xe ô- tô,… Nói cấm dùng xe công đi lễ chùa, hội hè, việc riêng nhưng vẫn còn một số cán bộ cố tình vi phạm, song ít thấy họ bị công khai xử lý kỷ luật.
Để quy định về việc cưới, tang và lễ hội ở TP Hà Nội đi vào cuộc sống, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tự giác thực hiện, thiết nghĩ, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể của thành phố cần đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, tổ chức định hướng, giáo dục nếp sống và lối sống văn minh, vận động nhân dân hiểu về sự cần thiết phải thực hiện quy định. Trước hết, cần có sự gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên và gia đình, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, Hà Nội cần có những hình thức để đông đảo nhân dân không chỉ tích cực thực hiện quy định mà còn tham gia giám sát việc thực hiện, kịp thời thông tin những trường hợp vi phạm và được quyền thông tin về việc xử lý các trường hợp vi phạm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()