LSO-Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (quy định tại Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003). Với vị trí, chức năng như vậy, việc phụ nữ tham gia là đại biểu các cơ quan dân cử trên sẽ phát huy vai trò và quyền làm chủ của phụ nữ, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo vì sự tiến bộ của phụ nữ.Đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UB bầu cử tỉnh làm...
LSO-Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (quy định tại Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003). Với vị trí, chức năng như vậy, việc phụ nữ tham gia là đại biểu các cơ quan dân cử trên sẽ phát huy vai trò và quyền làm chủ của phụ nữ, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo vì sự tiến bộ của phụ nữ.
|
Đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UB bầu cử tỉnh làm việc với đoàn công tác TW Hội liên hiệp phụ nữ về tỷ lệ nữ tham gia ĐBQH, HĐND các cấp |
Tham gia với tư cách là ĐBQH và HĐND, phụ nữ vừa phải đảm nhiệm vai trò là người đại biểu của nhân dân, vừa gánh vác công việc chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức của mình, hơn nữa chị em còn phải đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ. Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, điều đó được thể hiện xuyên suốt và khá rõ trong hàng loạt các văn bản pháp luật như: Hiến Pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 15/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về “Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW) và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), Cương lĩnh hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ…Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua vai trò của phụ nữ không ngừng được phát huy và đã có nhiều đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước. Các nữ đại biểu đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia vào các hoạt động lập pháp, giám sát quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và các hoạt động khác của Quốc hội một cách có hiệu quả. Vì vậy, nam, nữ được bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; trong việc tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp… đó là những nội dung được quy định tại Điều 11 trong Luật Bình đẳng giới, được Quốc hội thông qua ngày 29/10/2006. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý hiện nay vẫn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, lãng phí nguồn tiềm năng, trí tuệ về lãnh đạo, quản lý và gánh vác công tác xã hội của phụ nữ. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu do nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội, do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời. Một số bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận chưa chủ động vượt khó vươn lên; trong nội bộ phụ nữ còn tình trạng níu kéo, không ủng hộ nhau… đã tác động, làm ảnh hưởng đến số phiếu bầu cũng như thiếu nguồn cán bộ nữ để giới thiệu ứng cử. ĐBQH là một nghề không qua đào tạo chuyên ngành nhưng là nghề đặc thù cần tiêu chuẩn, phẩm chất riêng, có sức khoẻ, trí tuệ và bản lĩnh cũng như thời gian. Kỳ bầu cử ĐBQH khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đang đến gần. Công tác chuẩn bị bầu cử đã và đang được thực hiện một cách tích cực. Về nhân sự, Bộ Chính trị đã chỉ đạo, cần có tỷ lệ thích đáng là đại biểu nữ, đạt từ 30% trở lên. Mục tiêu này có đạt được hay không không chỉ phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất, khả năng thuyết phục của các nữ ứng cử viên khi tiếp xúc và vận động bầu cử, mà còn phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức về bình đẳng giới của các cử tri. Chính vì vậy rất cần sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương. Đối với Lạng Sơn, để đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia ĐBQH và HĐND các cấp đạt từ 30% trở lên, Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh đã chủ động lập danh sách giới thiệu 41 nữ ứng cử viên tham gia bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 và gửi Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh xem xét trước hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Tại hội nghị này, số ĐBQH được phân bổ là 6 người (Trung ương giới thiệu 2; tỉnh giới thiệu 4, trong đó có 2 nữ được giới thiệu từ Văn phòng HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh và cơ quan MTTQ tỉnh). Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là 58, trong đó tổng số đại biểu nữ dự kiến bầu là 18 người. Đối với cấp huyện, thành phố cũng đảm bảo số lượng nữ tham gia đạt 30% trở lên.
Hiện tại, Hội phụ nữ đã quán triệt kỹ quy trình hiệp thương; xây dựng kế hoạch hướng dẫn tham gia bầu cử; phát huy vai trò thành viên Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử; tích cực chủ động tham gia có chất lượng, hiệu quả các kỳ hiệp thương. Đặc biệt, các cấp hội tích cực chủ động đề xuất, giới thiệu với Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử trong quá trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu nhân sự nữ ứng cử đại biểu HĐND các cấp; tham mưu với cấp ủy, trao đổi với Mặt trận và thành viên Ủy ban bầu cử về sắp xếp nhân sự nữ trong các đơn vị bầu cử đảm bảo bình đẳng giới. Lãnh đạo các cấp hội đặc biệt lưu ý việc động viên cử tri nữ chủ động, tự giác tham gia bầu cử và trực tiếp đi bầu cử. Hội phụ nữ các cấp đang có kế hoạch hoạt động hỗ trợ nữ ứng cử viên; tổ chức tốt công tác tuyên truyền về bầu cử, tạo không khí ngày bầu cử như một ngày hội của toàn dân. Mong rằng chúng ta hãy bỏ định kiến về giới trong nhận thức của mình, lựa chọn những đại biểu nữ đủ tiêu chuẩn tham gia đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Xuân Hương
Ý kiến ()