Ðề phòng lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía bắc
* Bão lớn trên Biển Ðông n Sét đánh bị thương chín người tại Phú Yên * Chủ động phòng, chống dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm Vào hồi 8 giờ sáng 10-7, tại km252 quốc lộ 2, thuộc xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang lại xảy ra một vụ sạt lở đất, làm ách tắc toàn bộ quốc lộ 2 khiến các phương tiện không thể qua lại.
* Bão lớn trên Biển Ðông n Sét đánh bị thương chín người tại Phú Yên * Chủ động phòng, chống dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm Vào hồi 8 giờ sáng 10-7, tại km252 quốc lộ 2, thuộc xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang lại xảy ra một vụ sạt lở đất, làm ách tắc toàn bộ quốc lộ 2 khiến các phương tiện không thể qua lại.
Các lực lượng duy tu sửa chữa đường bộ thuộc Khu Quản lý đường bộ 2 (Tổng cục Ðường bộ Việt Nam) đang khẩn trương khắc phục tình trạng trên. Trước đó, đêm 9-7, Lào Cai có mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa thu được các khu vực phổ biến từ 15 đến 25 mm, một số nơi mưa nhiều, như huyện Bát Xát 40,3 mm, thành phố Lào Cai 50,4 mm, xã Bảo Hà (Bảo Yên) 56,7 mm. Mưa lớn khiến các sông suối trên địa bàn tỉnh xuất hiện lũ, biên độ dao động từ 0,5 đến 1m, có sông, suối lên cao hơn 1m. Ðể hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Lào Cai chỉ đạo các huyện vùng núi cao hướng dẫn người dân đề phòng lũ quét đột ngột, sạt lở đất đá.
Xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đang bị ô nhiễm nguồn nước thải nghiêm trọng, làm 30 ha đất trồng lúa, kết hợp nuôi cá của xã bỏ hoang, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của nhân dân trong xã… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nước thải của Khu công nghiệp Thụy Vân khi gặp mưa to, bể chứa bị tràn rồi chảy xuống cánh đồng, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng tiền cá của các hộ dân. Ðặc biệt, 10 năm nay, người dân ở đây không thể trồng lúa.
Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình vừa phối hợp các địa phương trong tỉnh tổ chức cho 529 chủ tàu khai thác thủy sản ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, đóng mới và cải hoán tàu cá; ngăn chặn việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, thiết bị cấm để khai thác thủy sản. Tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải), thị trấn Diêm Ðiền (huyện Thái Thụy) về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; các Hiệp định, thỏa thuận và sơ đồ ranh giới biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Chiều ngày 9-7, trong lúc tránh, trú mưa dông tại một tán rừng bạch đàn, chín người đã bị sét đánh bị thương, trong đó một trường hợp bị thương nặng, đang cấp cứu tại bệnh viện. Sự việc xảy ra tại rẫy sắn của ông Nguyễn Văn Thu, ở buôn Khăm, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa (Phú Yên). Người bị nặng nhất là chị Nguyễn Thị Nhung (32 tuổi) bất tỉnh tại chỗ, ra máu tai, quần áo cháy đen, được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hòa, sau đó phải chuyển về Bệnh viện đa khoa Phú Yên. Những người khác tuy bị nhẹ hơn nhưng đều ê ẩm, bủn rủn tay chân, được mọi người đưa về nhà trấn an, chữa trị. Tất cả nhóm người này đều ở thôn Ðịnh Thọ, xã Hòa Ðịnh, huyện Phú Hòa lên huyện miền núi Sơn Hòa làm thuê.
Ngày 10-7, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm từ nay đến cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các vật nuôi chứa mầm bệnh với tỷ lệ khá cao. Vì vậy, khi tăng mật độ đàn, cùng với việc vận chuyển gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu Tết 2014 sẽ là điều kiện phù hợp để dịch bệnh xuất hiện, lây lan. Do đó các địa phương cần chuyển việc phòng, chống dịch bệnh sang thế chủ động thay vì luôn bị động như thời gian qua; tổ chức lại ngành chăn nuôi, phát triển theo hướng trang trại tập trung và trang trại công nghiệp.
Sáng 10-7, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Ðà Nẵng Tô Ngọc Hải cho biết, nguyên nhân của sự cố nước chảy vào trong nhà ga buộc phải cắt điện tại Sân bay Ðà Nẵng chiều 9-7 là do vỡ ống thoát nước mái. Cơn mưa lớn kéo dài hơn hai giờ vào chiều tối 9-7 lên đến 24 mm/giây kèm theo dông sét đã làm điện lưới tại khu vực sân bay quốc tế Ðà Nẵng bị mất cục bộ. Theo nguyên tắc thì máy phát điện dự phòng sẽ tự động bật phát. Nhưng do ống thoát nước mưa trên mái phía bắc của nhà ga bị vỡ, khiến nước chảy tràn ra sàn nhà ga. Vì thế, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Ðà Nẵng quyết định cắt điện để bảo đảm an toàn cho nhân viên và hành khách. Ngay sau khi ngớt mưa, công nhân đã có mặt để xử lý kịp thời và đóng điện trở lại phục vụ hành khách.
Sự cố nêu trên khiến hơn 400 hành khách đi trên bốn chuyến bay bị gián đoạn làm thủ tục từ 15 đến 30 phút. Từ cuối năm 2012 đến nay, sau khi nhà ga mới của sân bay quốc tế Ðà Nẵng khánh thành và đưa vào hoạt động, đã nhiều lần bị thấm dột mỗi khi có mưa lớn, ảnh hưởng đến việc đi lại và làm thủ tục của hành khách tại sân bay Ðà Nẵng.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()