Ðề nghị tạm dừng xử phạt hộp đen mất tín hiệu do tăng cước 3G
Sau khi có phản ánh về việc các nhà mạng đột ngột tăng giá cước 3G quá cao khiến hàng chục nghìn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) bị "tê liệt", gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) vận tải, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an không xử lý vi phạm đến hết ngày 30-11 đối với các chủ xe, lái xe trong trường hợp "hộp đen" không hoạt động đúng quy định do tài khoản 3G hết tiền đột ngột.
Sau khi có phản ánh về việc các nhà mạng đột ngột tăng giá cước 3G quá cao khiến hàng chục nghìn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) bị “tê liệt”, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) vận tải, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an không xử lý vi phạm đến hết ngày 30-11 đối với các chủ xe, lái xe trong trường hợp “hộp đen” không hoạt động đúng quy định do tài khoản 3G hết tiền đột ngột.
Trước đó, Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng kêu cứu về việc hàng chục nghìn hộp đen ô-tô bị mất tín hiệu về Trung tâm do cước 3G của nhà cung cấp dịch vụ mạng tăng vọt. Theo đó, từ ngày 21-10 trở đi, hàng chục nghìn hộp đen đang hoạt động bình thường bị mất tín hiệu khiến các phương tiện vận tải này nằm ngoài sự kiểm soát của DN và cơ quan chức năng, lái xe bị xử phạt và các DN có nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải. Nguyên nhân do từ ngày 16-10, nhà mạng Viettel đã tăng cước các gói dịch vụ và điều chỉnh “block” tính cước (50KB 50KB thay cho 10KB 10KB, sử dụng 0,1KB cũng làm tròn thành 50KB để tính cước). Sự điều chỉnh này khiến lưu lượng truyền phát dữ liệu phải chịu cước tăng hàng trăm lần.
Hiệp hội đã kiến nghị Viettel áp dụng block tính cước 10KB 10KB đối với các SIM sử dụng trong “hộp đen” như trước đây (các hộp đen đang sử dụng gói cước Laptop Easy, Laptop 40 và MI 10, mức cước 10 đến 40 nghìn đồng/tháng, phù hợp khả năng chi trả của DN vận tải). Ðồng thời, kiến nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng không xử phạt các phương tiện có hộp đen bị tạm dừng hoạt động trong thời gian này vì lý do nêu trên.
Trong khi đó, ngày 25-10, Viettel khẳng định không tăng giá các gói cước data dịch vụ giám sát phương tiện vận tải (V-Tracking). Với sáu gói cước trả sau gồm: Dbiz 15, Dbiz 35, Dbiz 50, Dbiz 80, Dbiz 120, Dbiz 300, DN vận tải có thể lựa chọn gói dịch vụ tùy theo nhu cầu sử dụng với chi phí từ 15.000 đồng/tháng.
Trên thực tế, nhiều DN đã mua và dùng các SIM D-com, di động của Viettel để dùng giám sát phương tiện vận tải nên đã chịu ảnh hưởng khi giá cước 3G được điều chỉnh. Do đó, muốn tiết kiệm chi phí, các DN vận tải và các DN khác nên sử dụng những gói cước chuyên biệt cho dịch vụ giám sát phương tiện vận tải của Viettel.
Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà Lưu Huy Hà bức xúc: “Chúng tôi lựa chọn mua thiết bị hộp đen của Công ty Bình An và không hề biết đến gói cước V-Tracking của Viettel. Vì vậy, sau khi Viettel tăng cước 3G, để duy trì hoạt động của các hộp đen, chúng tôi buộc phải “è cổ” trả thêm tiền cước, khoảng 20 triệu đồng/tháng. Ðiều này ảnh hưởng rất lớn tới DN, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay”. Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
ô-tô Việt Nam Thân Văn Thanh chia sẻ: Không chỉ các DN vận tải, hiện nhiều DN cung cấp thiết bị hành trình cũng như “ngồi trên đống lửa” khi trót ký hợp đồng thời hạn một năm với DN vận tải với nội dung bảo đảm duy trì hoạt động ổn định cho các hộp đen.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()