Để Luật Bảo vệ người tiêu dùng thực sự đi vào cuộc sống
Tròn một năm kể từ khi Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng, để Luật thực sự đi vào cuộc sống cần phải minh bạch và đồng bộ hơn.Người tiêu dùng vẫn còn ở thế yếuThời gian vừa qua đã xảy ra không ít các trường hợp người tiêu dùng mua phải hàng hóa kém chất lượng, thế nhưng phần đông người tiêu dùng lại không biết phải xử lý như thế nào hoặc có thì cũng chỉ phản ứng theo kiểu tự phát nên thường lâm vào tình cảnh “con kiến đi kiệncủ khoai“. Báo cáo đánh giá một năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho thấy, trong quá trình xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế hơn so với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Mặc dù Luật Bảo vệ người tiêu dùng có đề cập tới vấn đề này tại khoản 2, điều 42, tuy nhiên cho đến thời điểm này, do việc hướng dẫn thực hiện còn nhiều hạn chế nên việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc....
Tròn một năm kể từ khi Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng, để Luật thực sự đi vào cuộc sống cần phải minh bạch và đồng bộ hơn.
Người tiêu dùng vẫn còn ở thế yếu
Thời gian vừa qua đã xảy ra không ít các trường hợp người tiêu dùng mua phải hàng hóa kém chất lượng, thế nhưng phần đông người tiêu dùng lại không biết phải xử lý như thế nào hoặc có thì cũng chỉ phản ứng theo kiểu tự phát nên thường lâm vào tình cảnh “con kiến đi kiện củ khoai“.
Báo cáo đánh giá một năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho thấy, trong quá trình xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế hơn so với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Mặc dù Luật Bảo vệ người tiêu dùng có đề cập tới vấn đề này tại khoản 2, điều 42, tuy nhiên cho đến thời điểm này, do việc hướng dẫn thực hiện còn nhiều hạn chế nên việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc.
Ảnh minh họa (Nguồn: KD) |
Trong khi đó, vai trò của các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nói riêng còn khá lúng túng. Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này trên phạm vi tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít sở Công Thương ý thức được trách nhiệm cũng như những hoạt động quản lý nhà nước của mình theo quy định của Luật. Chính vì vậy, các nội dung quản lý nhà nước theo quy định vẫn chưa được triển khai một cách tích cực, thường xuyên và hiệu quả.
Ông Nam cũng chỉ ra rằng, nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế dẫn đến trong quá trình hoạt động còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ.
Mặt khác, hầu hết các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn ở trong tình trạng bị động, chờ sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa thể tiến hành theo đúng quy định về trình tự, thủ tục. Do vậy, hoạt động của các tổ chức xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong đợi. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa thực sự có hiệu quả.
Cần tạo sự minh bạch, nhất quán
Sau một năm đi vào thực hiện, không thể phủ nhận những kết quả tích cực mà Luật Bảo vệ người tiêu dùng đem lại. Tuy nhiên để luật thực sự đi vào cuộc sống, theo TS. Nguyễn Thị Vân Anh, giảng viên Đại học Luật Hà Nội, cần phải tạo tính minh bạch của các quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi các quy phạm phải rõ ràng về hình thức và trong các quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch với người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo bà Vân Anh, một trong những ưu điểm của Luật Bảo vệ người tiêu dùng là đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, đến nay người tiêu dùng vẫn chưa có điều kiện pháp lý để thực hiện bởi sự bất cập trong những quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, để hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra, nên hình thành nên các Quỹ bảo vệ người tiêu dùng với một số ngành hàng mang tính chất nhạy cảm như điện, nước, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, bưu chính viễn thông…
Được biết trong thời gian tới, khi Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, sẽ có những chế tài cụ thể để xử lý các hành vi vi phạm. Điều này sẽ khiến cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thay đổi nhận thức. Mặt khác những tổ chức, cá nhân kinh doanh làm ăn chính đáng sẽ có lợi khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()