Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực thi hành được hai năm, nhưng đến nay, việc giải quyết quyền lợi cho người bị tai nạn giao thông (TNGT) vẫn còn nhiều bất cập.Theo quy định, khi người bị TNGT phải có giấy xác nhận của cảnh sát giao thông là không vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì mới được BHYT chi trả. Việc chứng minh này đã và đang gây nhiều khó khăn cho người có thẻ BHYT. Chị Nguyễn Thị Hải ở phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Con trai chị bị TNGT phải cấp cứu. Khi chị Hải đưa thẻ BHYT, bác sĩ điều trị hướng dẫn chị bổ sung giấy xác nhận của Cảnh sát giao thông là con chị Hải không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Còn nếu chưa có giấy xác nhận này, chị Hải vẫn phải đóng tiền tạm ứng chi phí điều trị. Trên thực tế, khi có người bị tai nạn, nhiều thân nhân người bị nạn khó có thể liên hệ ngay với Cảnh sát giao thông để có biên bản tại hiện trường. Hơn nữa, để xác nhận có vi phạm...
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực thi hành được hai năm, nhưng đến nay, việc giải quyết quyền lợi cho người bị tai nạn giao thông (TNGT) vẫn còn nhiều bất cập.
Theo quy định, khi người bị TNGT phải có giấy xác nhận của cảnh sát giao thông là không vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì mới được BHYT chi trả. Việc chứng minh này đã và đang gây nhiều khó khăn cho người có thẻ BHYT. Chị Nguyễn Thị Hải ở phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Con trai chị bị TNGT phải cấp cứu. Khi chị Hải đưa thẻ BHYT, bác sĩ điều trị hướng dẫn chị bổ sung giấy xác nhận của Cảnh sát giao thông là con chị Hải không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Còn nếu chưa có giấy xác nhận này, chị Hải vẫn phải đóng tiền tạm ứng chi phí điều trị.
Trên thực tế, khi có người bị tai nạn, nhiều thân nhân người bị nạn khó có thể liên hệ ngay với Cảnh sát giao thông để có biên bản tại hiện trường. Hơn nữa, để xác nhận có vi phạm Luật Giao thông đường bộ hay không thường kéo dài nhiều ngày. Theo Thông tư số 09/2009/TT-BYT, ngày 14-8-2009 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến bảo hiểm xã hội để thanh toán; còn nếu xảy ra TNGT mà người có BHYT không chứng minh được mình không vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không được BHYT thanh toán. Về vấn đề này, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vì, hầu như người bệnh đến thanh toán đều không có xác nhận của cơ quan cảnh sát giao thông hoặc nếu có thì chỉ là biên bản hiện trường TNGT.
Thiết nghĩ, ngành chức năng cần sớm tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân, góp phần đưa Luật BHYT vào cuộc sống.
Theo Nhandan
Ý kiến ()