Theo nhận định của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh – cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Lạng Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai cuộc vận động này, nhất là việc thực hiện mục tiêu đưa hàng Việt đến với thị trường nông thôn. Theo đó, thời gian qua, công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chưa được đồng bộ, chủ yếu chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền vận động, kinh phí triển khai rất hạn hẹp; Ban chỉ đạo chưa ban hành quy chế làm việc. Hơn nữa, sự vào cuộc của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước còn cầm chừng do tâm lý e ngại khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng so với thông tin quảng cáo của doanh nghiệp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả một số loại hàng thậm chí cao hơn hàng nhập khẩu nhưng chất lượng lại kém. Cùng một loại sản phẩm nhưng mỗi nhà sản xuất chào bán một giá khác nhau khiến cho người tiêu dùng lúng túng… Quan tâm thỏa đáng cho việc khắc phục những hạn chế này, đồng thời tăng cường quảng bá, hướng dẫn sử dụng hàng trong nước thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều cách thức phù hợp chính là những giải pháp thiết thực nhất để đưa hàng Việt thâm nhập thị trường nông thôn theo chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
LSO-Từ ngày 20/01/2010, khi Lạng Sơn tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến nay, các cấp, ngành chức năng trong toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận để triển khai hiệu quả cuộc vận động. Đến nay, sau hơn một năm thực hiện, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm hơn trong việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm hướng vào thị trường trong nước. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, tác động của cuộc vận động chưa thực sự rõ nét.
|
Người tiêu dùng chọn mua hàng Việt tại hội chợ thương mại Lạng Sơn tháng 4/2011 |
Ngay sau khi triển khai cuộc vận động, các cấp, ngành đã khẩn trương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt với nhiều hình thức phong phú, gắn với phong trào thi đua của từng ngành. Các tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động; vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân ưu tiên mua hàng Việt trong tiêu dùng cá nhân như một bổn phận của mỗi công dân, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng. Các hội chợ hàng Việt về nông thôn được tổ chức có sự đổi mới như ngoài việc các doanh nghiệp cung cấp hàng tới người tiêu dùng ở nông thôn còn có các hoạt động xã hội từ thiện như tặng quà, khám chữa bệnh… và khảo sát thị trường, ký hợp đồng bán hàng ở khu vực nông thôn. Theo thống kê của ngành chức năng, đến hết tháng 5/2011, toàn tỉnh đã tổ chức được 9.456 cuộc tuyên truyền, vận động tiêu dùng hàng Việt, thu hút gần 44 vạn lượt người tham gia. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, Sở Công thương đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thành công 8 phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” và các hội chợ thương mại khác với trên 700 lượt doanh nghiệp, hơn 1.000 gian hàng tham gia, thu hút hơn 12 vạn lượt người đến tham quan, mua sắm, doanh thu đạt gần 25 tỷ đồng.
Trên thực tế, ở khu vực nông thôn Lạng Sơn, hàng Việt vẫn tỏ ra lép vế trước sự chiếm lĩnh thị trường của hàng Trung Quốc. Nguyên nhân của thực trạng này được nhiều người nhìn nhận là do hàng Trung Quốc có chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân khu vực này. Tệ hơn nữa là các hoạt động kích cầu hàng Việt còn trầm lắng, chưa thường xuyên. Chính vì vậy để hàng Việt chiếm giữ thị phần lớn ở khu vực nông thôn thì điều quan trọng là các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải có những sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và giá thành hạ. Bên cạnh đó, phải quan tâm mở rộng các đại lý bán hàng ở nông thôn và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, coi đó là hành động thiết thực kích thích sản xuất trong nước phát triển đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Theo nhận định của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh – cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Lạng Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai cuộc vận động này, nhất là việc thực hiện mục tiêu đưa hàng Việt đến với thị trường nông thôn. Theo đó, thời gian qua, công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chưa được đồng bộ, chủ yếu chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền vận động, kinh phí triển khai rất hạn hẹp; Ban chỉ đạo chưa ban hành quy chế làm việc. Hơn nữa, sự vào cuộc của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước còn cầm chừng do tâm lý e ngại khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng so với thông tin quảng cáo của doanh nghiệp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả một số loại hàng thậm chí cao hơn hàng nhập khẩu nhưng chất lượng lại kém. Cùng một loại sản phẩm nhưng mỗi nhà sản xuất chào bán một giá khác nhau khiến cho người tiêu dùng lúng túng… Quan tâm thỏa đáng cho việc khắc phục những hạn chế này, đồng thời tăng cường quảng bá, hướng dẫn sử dụng hàng trong nước thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị – xã hội bằng nhiều cách thức phù hợp chính là những giải pháp thiết thực nhất để đưa hàng Việt thâm nhập thị trường nông thôn theo chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Hoàng Thái
Ý kiến ()