Đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng còn tồn đọng
Sáng 29/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 15 nhằm đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2011 và chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm về công tác phòng, chống tham nhũng trong những tháng cuối năm 2011.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.Công tác phòng, chống tham nhũng đạt nhiều kết quả tích cực Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) 6 tháng đầu năm 2011 nêu rõ: Công tác PCTN đã bám sát và phục vụ tích cực các nhiệm vụ chính trị của đất nước; tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên cả hai mặt: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.Theo đó, các địa phương đã tổ chức 15.415 cuộc tuyên truyền, tập huấn PCTN cho 219.531 lượt cán bộ, công chức, viên chức và 1,26 triệu lượt người dân; 40 báo viết và 20 báo điện tử có 1.568 tin, bài viết về đề...
Sáng 29/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 15 nhằm đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2011 và chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm về công tác phòng, chống tham nhũng trong những tháng cuối năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũngvà Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Công tác phòng, chống tham nhũngđạt nhiều kết quả tích cực
Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng(PCTN) 6 tháng đầu năm 2011 nêu rõ: Công tác PCTN đã bám sát và phục vụ tích cực các nhiệm vụ chính trị của đất nước; tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên cả hai mặt: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.
Theo đó, các địa phương đã tổ chức 15.415 cuộc tuyên truyền, tập huấn PCTN cho 219.531 lượt cán bộ, công chức, viên chức và 1,26 triệu lượt người dân; 40 báo viết và 20 báo điện tử có 1.568 tin, bài viết về đề tài PCTN; các tỉnh, thành phố đã tiến hành 2.119 cuộc kiểm tra việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức, cơ quan và phát hiện 24 đơn vị có sai phạm; 15 cơ quan, tổ chức Trung ương và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc kê khai tài sản; chuyển đổi vị trí công tác 3.577 cán bộ thuộc các tỉnh, thành phố; các địa phương rà soát 2.322 văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, hủy bỏ 107 văn bản hết hiệu lực, sửa đổi, bổ sung 691 văn bản có nội dung không phù hợp và ban hành mới 421 văn bản…
Phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng(Ảnh: HA.NV) |
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 25 cuộc thanh tra, tập trung vào việc chấp hành pháp luật tại một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, tại một số dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn lớn…; ban hành 12 kết luận thanh tra, tiến hành 13 cuộc. Tổng hợp từ các cuộc thanh tra đã kết luận, phát hiện thiếu sót, sai phạm gần 1.915 tỷ đồng, trên 1.430 ha đất; kiến nghị thu hồi 1.055,5 tỷ đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 692 tỷ đồng.
Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai 4.032 cuộc thanh tra, kết thúc 2.457 cuộc, phát hiện sai phạm kinh tế 1.194 tỷ đồng, 539,6 ha đất; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 314 tỷ đồng, 510 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 228 tập thể, 661 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 11 vụ việc, 23 người.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Ủy ban kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị: Đã xem xét, giải quyết tố cáo, kiểm tra dấu hiệu vi phạm với 4.447 trường hợp, thi hành kỷ luật 1.725 trường hợp đảng viên vi phạm; kiểm tra 912 tổ chức đảng cấp dưới, thi hành kỷ luật 36 tổ chức; giám sát chuyên đề 16.505 đảng viên và 6.050 tổ chức đảng, qua đó, chuyển dấu hiệu vi phạm 191 đảng viên và 4 tổ chức đảng; kiểm tra tài chính 387 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 6 tổ chức.
Tính đến ngày 15/6/2011, Kiểm toán Nhà nước triển khai 60 cuộc kiểm toán theo kế hoạch năm 2011. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính số tiền 14.579,8 tỷ đồng, đã thực hiện 8.639,6 tỷ đồng.
Về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 100/184 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 tăng 5% về số vụ và 3% về số bị can); truy tố 123 vụ/245 bị can về các tội danh tham nhũng; xét xử sơ thẩm 97 vụ/258 bị cáo về các tội danh tham nhũng.
Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện kiểm sát đang thụ lý 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 7 vụ, tạm đình chỉ 1 vụ.
Về 12 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay, đã xét xử 3 vụ; đang xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 5 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 2 vụ và tạm đình chỉ 1 vụ.
Những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm
Theo Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTN, trên cơ sở kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, để hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình công tác PCTN 6 tháng cuối 2011, cần tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
Một là , tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về PCTN; đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương điển hình trong PCTN.
Hai là , sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng…; hoàn thành Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng.
Ba là , khẩn trương hoàn thiện và ban hành một số văn bản pháp luật về Công ước PCTN.
Bốn là , tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; Tập trung giải quyết dứt điểm 11 vụ án còn lại trong 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo đang chỉ đạo, đôn đốc; 9 vụ án còn lại trong 12 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc; 5 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng mà Ban Chỉ đạo đang theo dõi, chỉ đạo.
Năm là , nhanh chóng kiện toàn các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNtheo Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 và các thành viên BCĐ cấp tỉnh về PCTNtheo Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm cho BCĐ Trung ương và BCĐ cấp tỉnh về PCTN hoạt động liên tục, hiệu quả.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: 6 tháng đầu năm, công tác PCTNđã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, từ công tác phát hiện, phòng ngừa tới xử lý các hành vi, vụ án tham nhũng… Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng vẫn còn một số tồn tại: Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác này; một số vụ án tham nhũng còn chậm xử lý, để kéo dài…Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng phải đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng còn tồn đọng kéo dài, nhất là những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Kết quả PCTN tuy chưa đạt được như mục tiêu yêu cầu là ngăn chặn và đẩy lùi, nhưng thời gian qua cũng đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân về quyết tâm của Đảng và Nhà nướctrong đấu tranh PCTN, góp phần vào sự ổn định chung của nước nhà.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực các BCĐ PCTN ở các Bộ, ngành, địa phương. Cùng với đó, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhất là ở những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương điều tra, kết luận điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trên tinh thần đúng pháp luật, đúng người và đúng tội.
Ngoài việc thông tin, trao đổi thảo luận về kết quả công tác 6 tháng đầu năm và chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm về công tác PCTN trong những tháng cuối năm 2011, phiên họp cũng dành thời gian nghe đại diện Bộ Công an báo cáo kết quả sau 10 tháng điều tra về những sai phạm ở Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); thảo luận, cho ý kiến về hướng xử lý tiếp theo đối với vụ Vinashin thời gian tới.
Ghi nhận các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt trong việc xem xét, xử lý vụ việc Vinashin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngnhấn mạnh: Vụ việc này phải được xem xét, xử lý với tinh thần chung là kiên quyết, thận trọng, bình tĩnh, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… Làm tốt công tác thông tin cho nhân dân biết, hiểu đúng về bản chất của vụ việc. Trong quá trình điều tra vụ Vinashin, phát hiện cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ tiếp tục đưa ra xem xét, xử lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về vụ việc Vinashin, Chính phủ đã tích cực, kịp thời phê duyệt Đề án tái cấu trúc Vinashin và tin tưởng rằng, với việc tái cấu trúc toàn diện Vinashin đang được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và khẩn trương, chúng ta sẽ tiếp tục đưa ngành công nghiệp đóng tàu thủy ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()