Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều Chương trình, Đề án cải cách TTHC. Đặc biệt, cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị quyết về cải cách TTHC, trong đó nêu rõ chỉ tiêu, số lượng TTHC cần thực thi của từng Bộ, ngành và thời gian phải hoàn thành trước ngày30-6-2011.Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ của Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ, đến nay tiến độ đơn giản hóa còn chậm, một số nội dung đơn giản hóagiao các Bộ, ngành liên quan thực thi vẫn tồn đọng, chỉ mới có 1.614/4.795 thủ tục được thực thi (đạt tỷ lệ 34%) và chỉ có 257/998 văn bản được trình, ban hành (đạt 26%). Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được coi là mũi nhọn để đột phá trong phát triển, nhưng tiến độ thực thi lại đứng sau cùng trong 'bảng xếp hạng', trong đó Ngân hàng phát triển Việt Nam mới đạt 4% chỉ tiêu; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều Chương trình, Đề án cải cách TTHC. Đặc biệt, cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị quyết về cải cách TTHC, trong đó nêu rõ chỉ tiêu, số lượng TTHC cần thực thi của từng Bộ, ngành và thời gian phải hoàn thành trước ngày30-6-2011.
Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ của Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ, đến nay tiến độ đơn giản hóa còn chậm, một số nội dung đơn giản hóagiao các Bộ, ngành liên quan thực thi vẫn tồn đọng, chỉ mới có 1.614/4.795 thủ tục được thực thi (đạt tỷ lệ 34%) và chỉ có 257/998 văn bản được trình, ban hành (đạt 26%). Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được coi là mũi nhọn để đột phá trong phát triển, nhưng tiến độ thực thi lại đứng sau cùng trong 'bảng xếp hạng', trong đó Ngân hàng phát triển Việt Nam mới đạt 4% chỉ tiêu; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 5%; Bộ Tư pháp đạt 6%; Bộ Nội vụ đạt 7% và Bộ Xây dựng đạt 8%… Trong cuộc họp giao ban các Bộ, ngành do Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ tổ chức mới đây, đại diện các Bộ, ngành đều nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện khiến công tác thực thi cải cách TTHC chậm, thậm chí có đơn vị tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của các Nghị quyết về cải cách TTHC và kiến nghị Chính phủ xem xét lại thời hạn thực thi. Nguyên nhân được nhiều Bộ, ngành đưa ra là do thiếu biên chế làm công tác cải cách TTHC; nhiều văn bản liên quan đến nhiều Bộ, ngành khiến việc xin ý kiến từng Bộ, ngành để cải cách, cắt giảm TTHC không cần thiết mất rất nhiều thời gian, thậm chí việc xin ý kiến về một TTHC ngay trong cơ quan Bộ cũng mất nhiều tháng.
Cùng với công tác cải cách TTHC, việc kiểm soát TTHC ngay từ khi ban hành cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhằm tránh phát sinh những TTHC không cần thiết, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cùng với việc thực hiện các Nghị quyết về cải cách TTHC phải thành lập Phòng kiểm soát TTHC đặt tại Văn phòng bộ. Tuy nhiên, đến nay có tới bốn bộ không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc thành lập Phòng kiểm soát TTHC. Tại các bộ, ngành đã thành lập Phòng kiểm soát TTHC, nhân sự bố trí chưa đủ theo yêu cầu, cá biệt có bộ mới bố trí một nhân sự. Điều này đã khiến hiệu quả công tác kiểm soát TTHC ngay từ khâu ban hành rất thấp, trong khi đây là đầu mối thực hiện kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành.
Để đẩy nhanh cải cách TTHC, đề nghị các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ trong công tác cải cách TTHC, cụ thể là việc thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ. Thời gian tới, các bộ, ngành cần tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực thi các Nghị quyết của Chính phủ, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30-6-2011 như kế hoạch. Điều này không chỉ thực hiện nghiêm Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện thành công các Nghị quyết mà còn góp phần thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với những mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()