LSO-Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ xuân năm nay Trung tâm vẫn tiếp tục triển khai mô hình tại các địa phương với diện tích trên 50ha, tăng 20ha so với năm trước. Thực tế, diện tích gieo thẳng bằng giàn kéo tay có thể nhiều hơn, bởi hiện nay tính riêng trong hệ thống khuyến nông đã có 60 giàn kéo tay. Mặt khác, thời điểm này các huyện đều đã hỗ trợ kinh phí mua giàn kéo cho các xã. Riêng Hữu Lũng vừa qua đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng cho các xã để đẩy mạnh áp dụng biện pháp gieo thẳng. Theo thống kê sơ bộ, hiện các xã đã có khoảng 300 giàn kéo tay. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn đã cấp phát được hơn 10.000 bản quy trình kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn kéo tay cho nhà nông. Ước tính sử dụng phương pháp này, nhà nông sẽ tiết kiệm được hơn 3 triệu đồng/ha về chi phí giống và công lao động. Không những thế còn rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa, tạo điều kiện để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ....
LSO-Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ xuân năm nay Trung tâm vẫn tiếp tục triển khai mô hình tại các địa phương với diện tích trên 50ha, tăng 20ha so với năm trước. Thực tế, diện tích gieo thẳng bằng giàn kéo tay có thể nhiều hơn, bởi hiện nay tính riêng trong hệ thống khuyến nông đã có 60 giàn kéo tay. Mặt khác, thời điểm này các huyện đều đã hỗ trợ kinh phí mua giàn kéo cho các xã. Riêng Hữu Lũng vừa qua đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng cho các xã để đẩy mạnh áp dụng biện pháp gieo thẳng. Theo thống kê sơ bộ, hiện các xã đã có khoảng 300 giàn kéo tay. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn đã cấp phát được hơn 10.000 bản quy trình kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn kéo tay cho nhà nông. Ước tính sử dụng phương pháp này, nhà nông sẽ tiết kiệm được hơn 3 triệu đồng/ha về chi phí giống và công lao động. Không những thế còn rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa, tạo điều kiện để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
Nông dân huyện Bắc Sơn áp dụng phương pháp gieo thẳng bằng giàn kéo tay vào sản xuất
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở KH&CN cho biết: Gieo lúa bằng giàn kéo chính là áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ gieo lúa thẳng hàng, thâm canh hợp lý, người dân chủ động trong công tác giống và giảm một số công đoạn, tạo ra bước đột phá về năng suất lúa trên một đơn vị diện tích canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như đã nêu ở trên, năm 2012, huyện Hữu Lũng đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho một số xã trên địa bàn phát triển trồng lúa bằng phương pháp gieo thẳng. Cuối tháng 3, những cánh đồng lúa áp dụng biện pháp gieo thẳng đều phát triển tốt. Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết: sau thời gian chọn địa phương áp dụng điểm phương pháp gieo thẳng bằng giàn kéo, tổng kết thấy hiệu quả, năm 2012, địa phương đã quyết định nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, qua những mô hình làm thí điểm đều đạt hiệu quả, do vậy, huyện chỉ đạo lực lượng khuyến nông huyện nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nhằm thay đổi thói quen tập quán canh tác cũ. Ông Triệu Hồng Kiên, Chủ tịch Hội nông dân xã Đồng Tiến cho biết: ở Đồng Tiến, qua thực tế, thấy hiệu quả, chẳng cần vận động bà con nông dân vẫn hồ hởi tham gia các buổi tập huấn, số hội viên hội nông dân của xã đăng ký gieo thẳng đạt khoảng 70%. Theo ông Kiên, chỉ tính riêng khâu nhổ mạ và cấy, một lao động khỏe cũng chỉ có thể cấy được 1 sào là cùng. Song cùng một lao động ấy mà kéo giàn gieo thẳng, một ngày có thể gieo khoảng 1 mẫu ruộng. Áp dụng gieo thẳng bằng giàn kéo rất tiện ích, nhất là đối với những xã có nhiều nghề phụ như ở Đồng Tiến. Hơn nữa, để cấy 1 sào, nông dân phải chi tới 145.000 đồng, gồm 35.000 đồng làm đất gieo mạ, 70.000 đồng công cấy và 40.000 đồng mua giống… Trong khi đó gieo thẳng chi phí chỉ mất 35.000 đồng (cả tiền giống lúa, thuốc trừ cỏ, công kéo máy). So sánh thì thấy ngay, cấy lúa theo phương pháp truyền thống chi phí tăng hơn 4 lần so với gieo thẳng bằng giàn kéo. Theo cán bộ khuyến nông, việc gieo lúa thẳng bằng giàn kéo là một tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lúa. Thực tế phương pháp này đã được xây dựng qua nhiều mô hình và khuyến khích mở rộng, bởi có lợi thế về hiệu quả kinh tế. Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến nông, áp dụng kỹ thuật này thì chi phí giảm từ 40- 50% về giống. Trong khi gieo mạ, cấy lúa theo phương pháp truyền thống lượng giống cần 2- 2,5 kg/sào, thì gieo sạ chỉ cần 0,9- 1,1 kg/sào. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn cấy từ 5- 7 ngày, giúp lúa đẻ nhánh sớm, tập trung. Năng suất khi thu hoạch tăng 10- 14% so với lúa cấy và thu nhập cao hơn khoảng 3 triệu đồng/ha. Với việc tiếp tục nhân rộng việc gieo thẳng bằng giàn kéo, trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ khuyến nông của các huyện, thành thường xuyên hướng dẫn bà con kỹ thuật, quản lý dịch hại qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, đồng thời chủ động kết hợp với địa phương tích cực triển khai, hướng dẫn bà con nông dân khắc phục một số khó khăn về thời tiết, kiểm tra các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và giám sát quá trình thực hiện mô hình nhằm đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Có thể nói, mô hình gieo thẳng lúa bằng giàn kéo tay thành công đã tạo ra một bước canh tác mới cho người nông dân, là giải pháp thích hợp trong công nghiệp hóa sản xuất lúa, bước đầu chuyển giao áp dụng các biện pháp kỹ thuật và làm thay đổi phương thức sản xuất lúa truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức thu nhập cho người nông dân.
Trí Dũng
Ý kiến ()