Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành hai Nghị quyết quan trọng về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và "xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020". Việc chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của hai Nghị quyết này, nắm được những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội, đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực chủ động thực hiện các Nghị quyết của Đảng là trách nhiệm của cấp ủy các cấp.Về nhận thức, cần tuyên truyền để toàn Đảng, toàn dân hiểu rằng xây dựng Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng và là công việc thường xuyên không chỉ của các tổ chức đảng, của đảng viên mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó cũng là nhiệm vụ vừa cơ...
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành hai Nghị quyết quan trọng về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Việc chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của hai Nghị quyết này, nắm được những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội, đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực chủ động thực hiện các Nghị quyết của Đảng là trách nhiệm của cấp ủy các cấp.
Về nhận thức, cần tuyên truyền để toàn Đảng, toàn dân hiểu rằng xây dựng Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng và là công việc thường xuyên không chỉ của các tổ chức đảng, của đảng viên mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó cũng là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và cũng là công việc nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về xây dựng Đảng đó là “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Trong phạm vi của Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, cần tập trung tuyên truyền về ba vấn đề cấp bách đối với công tác xây dựng Đảng: Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.
Đối với Nghị quyết về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) mà Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra. Theo đó, để tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, yêu cầu bảo vệ đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Tập trung tuyên truyền về những quan điểm, mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra; về định hướng phát triển 10 lĩnh vực hạ tầng chủ yếu đó là: giao thông, cung cấp điện, thủy lợi và biến đổi khí hậu, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, thương mại, thông tin, giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm là hạ tầng giao thông, cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị lớn; làm rõ các giải pháp, định hướng của từng giải pháp.
Cùng với tuyên truyền là việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương các điển hình tiêu biểu, người tốt, việc tốt, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; kịp thời phát hiện, phản ánh và đấu tranh với những biểu hiện ngộ nhận, nhận thức sai lệch, tư tưởng bi quan, hoài nghi, nóng vội, hành vi tiêu cực; đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các phần tử cơ hội, thù địch.
Năm 2012 và những năm tiếp theo là thời điểm vô cùng thuận lợi để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta triển khai Nghị quyết quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay. Một trong những thuận lợi có tính chất trọng tâm đó là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn xã hội đã thu được những kết quả quan trọng, mang ý nghĩa chính trị – xã hội và văn hóa sâu sắc, và đang trở thành công việc thường xuyên, lâu dài của mỗi cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Chưa bao giờ sự đồng thuận trong nhận thức giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa rất quan trọng của công việc thường xuyên này lại được thể hiện sinh động và cụ thể như hiện nay; từ các cơ quan trung ương đến địa phương, ở khu phố cũng như trong mỗi làng, thôn, ấp, bản, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đến các tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp… Đó là biểu hiện văn hóa của cả một dân tộc, là biểu hiện chữ “đồng” của cả dân tộc trước một trọng trách quan trọng, đó là xây dựng Đảng theo tám nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra.
Từ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Đảng bộ các tỉnh, thành ủy, Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã ban hành Nghị quyết, đề ra chương trình hành động toàn khóa với những phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng, từng chương trình hành động cần được bổ sung những nội dung từ hai Nghị quyết của Hội Trung ương lần thứ tư và những yêu cầu của việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng chi bộ, tổ chức cơ sở Đảng đưa vào nội dung sinh hoạt những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Những việc như xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên; đưa vào nội dung sinh hoạt định kỳ của chi bộ, Đảng bộ những nội dung cụ thể về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xác định vấn đề bức xúc, nổi cộm để tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiêu biểu, cách làm hay, sáng tạo trên các lĩnh vực; văn nghệ sĩ, người làm công tác báo chí sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật viết về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… đều góp phần thiết thực xây dựng Đảng, cổ vũ toàn xã hội hăng hái thực hiện Nghị quyết của Đảng, tạo dòng mạch chủ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội, không khí phấn khởi, niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()