Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Trong 3 ngày (30/7 - 1/8), đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do đồng chí Sơn Minh Thắng, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã đi thực tế và làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc trên địa bàn. Đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đánh giá những mặt được trong thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc tại Kiên Giang, nhất là qua đi thực tế đã ghi nhận những đổi thay ở các địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khmer). Đồng chí Phó Chủ nhiệm cũng lưu ý Kiên Giang một số vấn đề như: cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho đồng bào; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đã được cấp vốn; chủ động giải quyết xử lý các vấn đề bức xúc, nhạy cảm; thực hiện tốt công tác kiểm tra theo thẩm quyền đối với lĩnh vực công tác dân tộc;...
Trong 3 ngày (30/7 – 1/8), đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do đồng chí Sơn Minh Thắng, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã đi thực tế và làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc trên địa bàn.
Đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đánh giá những mặt được trong thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc tại Kiên Giang, nhất là qua đi thực tế đã ghi nhận những đổi thay ở các địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khmer).
Đồng chí Phó Chủ nhiệm cũng lưu ý Kiên Giang một số vấn đề như: cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho đồng bào; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đã được cấp vốn; chủ động giải quyết xử lý các vấn đề bức xúc, nhạy cảm; thực hiện tốt công tác kiểm tra theo thẩm quyền đối với lĩnh vực công tác dân tộc; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ để nâng cao chất lượng công tác dân tộc…
Toàn tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện), với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 53 xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn. Đồng bào các dân tộc thiểu số có 57.083 hộ, với 244.780 người, chiếm 14,33%. Tình hình kinh tế – đời sống vùng đồng bào dân tộc tiếp tục ổn định, sản xuất lương thực năng suất đạt khá cao. Các ngành, các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống, các mô hình sản xuất đa canh tổng hợp, mô hình xóa đói giảm nghèo được đồng bào áp dụng có hiệu quả. Các hoạt động bảo tồn văn hóa của các dân tộc, nhất là của đồng bào dân tộc Khmer, Hoa được giữ gìn và phát huy. Những năm qua, Kiên Giang đã đầu tư gần 8,5 tỷ đồng để mua sắm, hỗ trợ 5 dàn nhạc ngũ âm, sửa chữa và đóng mới 7 ghe ngo, xây dựng 42 lò hỏa táng. Đội ngũ cán bộ y tế là người dân tộc Khmer ngày càng phát triển, đến nay có 328 cán bộ y tế là người dân tộc Khmer; trong đó có 48 bác sĩ, 5 dược sĩ, 90 y sĩ…
Việc dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa được các ngành, các địa phương quan tâm. Hàng năm tỉnh đều bố trí ngân sách để hỗ trợ mua sắm bàn ghế, sách giáo khoa cho giáo viên ngoài biên chế dạy chữ Khmer ở các điểm chùa trong dịp hè với số tiền từ 250 – 300 triệu đồng.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc giữ vững ổn định, các ngành, các cấp thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc, tôn giáo cho sư sãi và đồng bào dân tộc. Từ đầu năm đến nay, Tỉnh ủy đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức 4 cuộc tuyên truyền cho 1.200 vị sư sãi và các vị trong Ban Quản trị các chùa Khmer về lược sử vùng đất Nam Bộ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo…
Công tác quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc tiếp tục được các cấp các ngành quan tâm. Số lượng đảng viên là người dân tộc không ngừng được nâng lên. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đã kết nạp được 118 đảng viên là người dân tộc thiểu số, nâng tổng số đảng viên là người dân tộc đến nay được 2.518/40.208 đảng viên.
Qua thực hiện các dự án, chính sách của Chương trình 135 giai đoạn II và các nguồn vốn lồng ghép khác đến nay đã có 16 xã hoàn thành mục tiêu của Chương trình đã được Chính phủ có Quyết định đưa ra khỏi diện đầu tư. Qua đó, đã giảm hộ nghèo còn 29.066 hộ, chiếm 7,23%, trong đó dân tộc Khmer có 7.468 hộ nghèo, chiếm 14,99 %, (toàn tỉnh 24.221 hộ, chiếm 6,3%); người Hoa có 165 hộ nghèo, chiếm 2,33%, dân tộc khác có 16 hộ nghèo.
Dịp này, Kiên Giang đề nghị Ủy ban dân tộc cùng các Bộ, ngành Trung ương tham mưu đề xuất Chính phủ sớm ban hành các chính sách đối với Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới giai đoạn 2011-2016; điều chỉnh bổ sung về mức hỗ trợ đối với các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, nước sinh hoạt…; sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục quốc gia giai đoạn 2012-2015. .
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()