Tuy nhiên, sau hội nghị triển khai, đến giữa năm 2012, toàn huyện vẫn chưa có hộ chăn nuôi nào đăng ký tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của chính sách. Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện cho biết: trước thực trạng đó, Phòng đã tham mưu cho huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và chỉ đạo thực hiện. Thể hiện quyết tâm đó, ngày 31/7/2012, huyện Chi Lăng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc thực hiện chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh. Đồng thời tăng cường tuyên truyền thông qua các hội nghị triển khai tại tất cả các xã trên địa bàn. Thông qua các hội nghị này, người dân đã nắm bắt được một cách đầy đủ hơn về chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh. Mặt khác huyện đã gửi danh sách cán bộ cho ngành NN&PTNT, sẵn sàng nguồn nhân lực đảm bảo tiếp nhận công nghệ về thụ tinh nhân tạo. Hiện nay, tổng đàn đại gia súc trên địa bàn huyện Chi Lăng là gần 24 nghìn con, trong đó tổng đàn bò trên 8.500 con. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Chi Lăng đang từng bước đưa chính sách của tỉnh vào cuộc sống, giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo đúng định hướng.
LSO-Ngày 20/10/2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 11 ban hành chính sách phát triển đàn trâu, bò và cải tạo đàn bò trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015. Theo đó, các hộ chăn nuôi, hợp tác xã có điều kiện chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nhu cầu vay vốn để mua trâu, bò cái sinh sản và trâu, bò giống sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng. Cũng theo chính sách này, các địa phương sẽ được hỗ trợ về thiết bị ban đầu và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, hỗ trợ cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chính sách là bước tiếp nối thúc đẩy tiến trình cải tạo tầm vóc, nâng cao giá trị kinh tế của đàn gia súc trên địa bàn, góp phần quan trọng vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, hầu như chưa có hộ chăn nuôi nào đăng ký để tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của chính sách. Trước thực trạng đó, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều động thái triển khai quyết liệt và tích cực hơn nhằm đưa chính sách vào cuộc sống. Huyện Chi Lăng là một trong những ví dụ điển hình.
Chăn nuôi trâu, bò ở huyện Chi Lăng
Chi Lăng là một trong những địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng về chăn nuôi đại gia súc với những bãi chăn thả rộng lớn. Trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương này, phát triển đàn trâu, bò luôn được coi trọng. Ông Lương Thành Chung, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chi Lăng xác định vùng trọng điểm chăn nuôi đại gia súc là ở Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Quan Sơn, Chiến Thắng, trong đó vùng trọng điểm về phát triển đàn bò tập trung ở các xã vùng núi đá như Vạn Linh, Y Tịch, Thượng Cường. Trong những năm trước đây, trên địa bàn huyện cũng đã triển khai khá nhiều dự án về phát triển đàn đại gia súc như dự án phát triển đàn bò; dự án vỗ béo bò… Trong thời gian ấy, trên địa bàn đã xuất hiện khá nhiều địa phương điển hình về phong trào này như Thượng Cường, Bằng Mạc… thậm chí phong trào trồng cỏ voi để vỗ béo bò ở Vạn Linh đã được nhiều địa phương đến học tập và nhân rộng mô hình. Tuy nhiên khi các chương trình, dự án kết thúc, thì phong trào cải tạo, phát triển đàn đại gia súc trên địa bàn huyện Chi Lăng lại lắng xuống. Nếu nói về chăn nuôi đại gia súc mang tính chất hàng hóa trên địa bàn huyện, hiện nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay với mô hình nuôi ngựa bạch ở Hữu Kiên hay mô hình chăn nuôi bò bán chăn thả với quy mô trên 60 con tại Khun Áng, xã Quang Lang. Như vậy là quá ít so với tiềm năng, lợi thế mà Chi Lăng đang có. Trong bối cảnh đó, chính sách hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò và cải tạo đàn bò giai đoạn 2010-2015 của UBND tỉnh được huyện Chi Lăng xác định là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Sau khi có hướng dẫn liên ngành về thực hiện chính sách, ngay trong năm 2011, huyện đã tổ chức hội nghị triển khai đến tất cả các địa phương trên địa bàn.
Tuy nhiên, sau hội nghị triển khai, đến giữa năm 2012, toàn huyện vẫn chưa có hộ chăn nuôi nào đăng ký tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của chính sách. Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện cho biết: trước thực trạng đó, Phòng đã tham mưu cho huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và chỉ đạo thực hiện. Thể hiện quyết tâm đó, ngày 31/7/2012, huyện Chi Lăng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc thực hiện chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh. Đồng thời tăng cường tuyên truyền thông qua các hội nghị triển khai tại tất cả các xã trên địa bàn. Thông qua các hội nghị này, người dân đã nắm bắt được một cách đầy đủ hơn về chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh. Mặt khác huyện đã gửi danh sách cán bộ cho ngành NN&PTNT, sẵn sàng nguồn nhân lực đảm bảo tiếp nhận công nghệ về thụ tinh nhân tạo. Hiện nay, tổng đàn đại gia súc trên địa bàn huyện Chi Lăng là gần 24 nghìn con, trong đó tổng đàn bò trên 8.500 con. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Chi Lăng đang từng bước đưa chính sách của tỉnh vào cuộc sống, giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo đúng định hướng.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()