Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa công nghiệp nông thôn tại thị trường nội địa
Sáng 30/11, tại TP Đà Nẵng, Hội nghị chắp nối cung cầu hàng hóa giữa cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã chính thức diễn ra. Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) phát biểu tại Hội nghịHội nghị do Cục Công nghiệp địa phương và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương TP. Đà Nẵng tổ chức. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo các Hội, Hiệp hội ngành hàng và ngành nghề lĩnh vực sản xuất và phân phố, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương…Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mục đích của Hội nghị là nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các...
Sáng 30/11, tại TP Đà Nẵng, Hội nghị chắp nối cung cầu hàng hóa giữa cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã chính thức diễn ra.
Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) |
Hội nghị do Cục Công nghiệp địa phương và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương TP. Đà Nẵng tổ chức.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo các Hội, Hiệp hội ngành hàng và ngành nghề lĩnh vực sản xuất và phân phố ,các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương…
Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mục đích của Hội nghị là nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn khu vực miền Trung – Tây Nguyên trong các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại; đồng thời, tạo cơ hội để các đơn vị đề xuất nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa công nghiệp nông thôn, giao lưu chắp nối cung cầu giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối.
Theo Cục Công nghiệp địa phương, trong 10 tháng năm 2012, một số mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm công nghiệp thế mạnh của vùng có sản lượng tăng khá so với cùng kỳ như: Cao lanh, chè, cà phê bột, hạt điều chế biến, chế biến gỗ, tinh bột sắn… Cùng với đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và kinh doanh dịch vụ của toàn vùng tăng 20,54% so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, Cục Công nghiệp địa phương cũng cho biết, hiện nay, quy mô sản xuất công nghiệp của khu vực miền Trung – Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng; công tác quy hoạch chưa đồng bộ hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quy hoạch chưa cao; công tác phối hợp trong xúc tiến thương mại còn hạn chế nên chưa thực sự hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp trong quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu, đặc biệt là việc tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn…
Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành trong khu vực cho rằng, đang có những rào cản trong việc đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn đến với người tiêu dùng. Theo các đại biểu, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các hộ kinh doanh vùng nông thôn là vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế. Vấn đề thương hiệu cho sản phẩm cũng là điều cản trở các sản phầm này đến với nhà phân phối và người tiêu dùng. Ngoài ra, các thủ tục ký hợp đồng, thanh toán do các nhà phân phối quy định còn khá ngặt nghèo và xa lạ đối với người dân vùng nông thôn.
Do đó, theo ông Lê Phước Hòa – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên – Huế,để giúp các doanh nghiệp này phát triển bền vững, cần có một chính sách tiếp cận vốn thông thoáng hơn, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ phát triển thương hiệu cho sản phẩm của địa phương và sự chung tay hỗ trợ từ các nhà phân phối.
Còn ông Phạm Cường Độ – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đăk Nông, vấn đề cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông là trở ngại lớn nhất khi đưa sản phẩm của địa phương đến với nhà phân phối; đề nghị Chính phủ sớm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết khâu vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp.
Quang cảnh Hội nghị |
Trong khi đó, đại diện cho các nhà phân phối, ông Võ Hoàng Anh – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng khẳng định: Nguyên nhân dẫn đến việc một số sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa được chấp nhận tại các siêu thị, đó là quy mô sản xuất nhỏ, không đảm bảo được nguồn hàng thường xuyên; nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo quy trình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký tem nhãn…
Trên cơ sở những ý kiến trên, bà Lê Việt Nga cho biết, sẽ tiếp thu các kiến nghị, đề xuất từ địa phương và doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiêu thụ hàng hóa công nghiệp nông thôn tại thị trường nội địa, tạo việc làm cho người dân khu vực nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()