Đẩy mạnh thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt
Năm 2012 là Năm An toàn giao thông đường sắt. PV Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp gỡ và trao đổi về chủ đề trên cùng đồng chí Đới Sỹ Hưng - Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư các dự án an toàn giao thông đường sắt.Xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc trao đổi.PV:Thưa đồng chí, hiện nay, các tai nạn đường sắt xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân nào?Đồng chí Đới Sỹ Hưng: Có thể nói ngay rằng, nguyên nhân chủ yếu và chiếm đại đa số là do người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra cho ngành đường sắt. Các tai nạn này hầu hết bắt nguồn từ các đường ngang, đường dân sinh chạy qua đường sắt. Hiện nay, việc xác định hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường sắt chưa đầy đủ, toàn diện; tại khắp các địa phương trên toàn quốc thường xảy ra vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; hoặc người dân tự ý mở các lối đi dân sinh trái phép qua đường sắt. Đến nay, cả nước hiện có 1471 đường...
Năm 2012 là Năm An toàn giao thông đường sắt. PV Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp gỡ và trao đổi về chủ đề trên cùng đồng chí Đới Sỹ Hưng – Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư các dự án an toàn giao thông đường sắt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc trao đổi.
PV : Thưa đồng chí, hiện nay, các tai nạn đường sắt xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân nào?
Đồng chí Đới Sỹ Hưng : Có thể nói ngay rằng, nguyên nhân chủ yếu và chiếm đại đa số là do người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra cho ngành đường sắt. Các tai nạn này hầu hết bắt nguồn từ các đường ngang, đường dân sinh chạy qua đường sắt. Hiện nay, việc xác định hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường sắt chưa đầy đủ, toàn diện; tại khắp các địa phương trên toàn quốc thường xảy ra vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; hoặc người dân tự ý mở các lối đi dân sinh trái phép qua đường sắt. Đến nay, cả nước hiện có 1471 đường ngang hợp pháp và tới 4846 đường ngang bất hợp pháp, và có tới 86% đường ngang không đủ điều kiện an toàn theo quy định. Bên cạnh đó, ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế. Các vi phạm chưa được xử lý nghiêm…
PV: Đa số những tai nạn của đường sắt hầu hết bắt nguồn từ những sai phạm của giao thông đường bộ, nhất là từ các đường ngang, đường dân sinh chạy qua đường sắt. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?
Đồng chí Đới Sỹ Hưng: Để khắc phục tình trạng trên, ngày 27/12/2007 , Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1856/QĐ-TTg về Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt. Sau khi có Quyết định trên, từ đó đến nay, Đường sắt Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện, đạt được một số kết quả khả quan, góp phần bảo đảm an toàn giao thông thông suốt, giảm thiểu tai nạn đường sắt. Năm 2009 – 2010, ngành đã xây dựng 53 km hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ quốc lộ trên toàn quốc, có tổng mức đầu tư 177 tỷ đồng.
Trong Tiểu dự án 1, ngành đã triển khai xây dựng 42 đường ngang, 72 km hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ, 9 hầm chui dân sinh. Trong Tiểu dự án 2, ngành đã xây dựng 85 đường ngang; 3 cầu vượt; 3 hầm chui; lập 94 km đường gom, rào cách ly; xây dựng 307,229 km rào bảo vệ hành lang an toàn đường sắt. Đồng thời, ngành đã đền bù, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại 30 tỉnh thành phố, làm việc với các tỉnh, thành phố để phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường sắt.
Trong năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Đường sắt Việt Nam chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng các cầu để tách đường bộ khỏi cầu chung đường sắt, với tiến độ hoàn thành trước năm 2015. Ngành đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng khẩn cấp 3/10 cầu. Sau 3 tháng chuẩn bị, hiện ngành đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cầu Tam Bạc, Cầu Thị Cầu, phấn đấu đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2012 và quý I năm 2013. Đồng thời, về dự án n âng cấp, cải tạo một số đường ngang hợp pháp, nhưng vi phạm Điều lệ đường ngang do tồn tại lịch sử (cải tạo, giảm độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung tín hiệu), Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra hiện trường, đề nghị cấp thẩm quyền cho phép thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp các đường ngang để đảm bảo an toàn đường sắt.
PV: Việc triển khai thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt đã có hiệu quả ra sao, thưa đồng chí?
Đồng chí Đới Sỹ Hưng: Sau khi triển khai thực hiện Quyết định về Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc đã xây dựng 53 km hàng rào hộ lan ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ quốc lộ trên toàn quốc (có tổng mức đầu tư 177 tỷ đồng), các vụ tai nạn xảy ra ngày càng giảm, năm sau thấp hơn so với năm trước. Ví dụ: Trong năm 2008, xảy ra 127 vụ tai nạn, trở ngại chạy tàu; làm chết 36 người, bị thương 73 người; năm 2009, xảy ra 89 vụ tai nạn, trở ngại chạy tàu, làm chết 26 người, bị thương 56 người. Còn từ ngày 01/01/2010 đến nay, sau khi dự án hoàn thành, đã không còn xảy ra bất kỳ vụ tai nạn, trở ngại chạy tàu nào. Như vậy, dự án xây dựng 53,12 km hàng rào ngăn cách giữa đường sắt, đường bộ đã đảm bảo giảm 100% các tiêu chí về tai nạn giao thông đường sắt. Hiệu quả đầu tư của dự án đã hoàn toàn được khẳng định.
PV: Vâng, quả là dự án đã đạt hiệu quả rất đáng ghi nhận. Đồng chí có thể cho biết kế hoạch triển khai trong năm 2012 ?
Đồng chí Đới Sỹ Hưng: Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2012, Đường sắt Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 1856/QĐ-TTg về Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt, tập trung vào các nội dung sau: Về dự án xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn giao thông giữa đường sắt và đường bộ, triển khai xây dựng xong 11,77 km đường gom hàng rào cách ly để đóng hoàn toàn 425 lối đi dân sinh. Về Tiểu dự án 1, tập trung triển khai hoàn thành xây dựng 42 đường ngang, 72 km hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ, 9 hầm chui dân sinh. Về Tiểu dự án 2 , xây dựng 85 đường ngang mới, 3 cầu vượt, 3 hầm chui; lập 94 km đường gom, rào cách ly; xây dựng 307,229 km rào bảo vệ hành lang an toàn đường sắt, tiếp tục đền bù, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại 30 tỉnh thành phố. Tách một số hạng mục tại những vị trí có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông như đường gom, cầu vượt để đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, triển khai trong năm 2012; tổ chức cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường sắt (theo Luật đường sắt); t ổ chức xây dựng 03 cầu Tam Bạc, Thị Cầu, Đồng Nai để tách cầu đường bộ khỏi cầu chung đường sắt; đề nghị cấp thẩm quyền triển khai thực hiện việc nâng cấp, cải tạo các đường ngang vi phạm quy định, góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường sắt trên toàn quốc.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()