Đẩy mạnh hoàn thành kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2019
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án, công việc bảo trì và giải ngân vốn bảo trì còn chậm. Tính đến 31/10, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án, công việc bảo trì có khối lượng thực hiện đạt 3.897 tỷ đồng, tương ứng 42,6% so với 9.136 tỷ của 5 đợt giao dự toán chi Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương của năm 2019; giải ngân đạt 4.435 tỷ đồng, tương ứng 59,2% so với kinh phí đã cấp từ đầu năm đến nay là 7.483 tỷ đồng. Kết quả giải ngân như trên là rất chậm, thấp hơn nhiều so với các năm từ 2018 về trước, có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch bảo trì và kế hoạch giao dự toán chi Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương của năm 2019.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, kết quả giải ngân thấp là do thời tiết không thuận lợi, việc giao kế hoạch bảo trì, giao vốn năm 2019 thực hiện nhiều đợt, thời gian chậm, vướng mắc về điều chuyển tài sản đường tỉnh thành quốc lộ… Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý điều hành của nhiều đơn vị còn hạn chế, tại một số đơn vị lãnh đạo và chuyên viên chưa quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện thiếu sâu sát…
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về tiến độ, khối lượng thi công tại các dự án, công việc bảo trì, đồng thời tạo chuyến biến mạnh mẽ trong giải ngân vốn từ nay đến hết năm 2019, với mục tiêu hoàn thành 100% giải ngân vốn và kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2019 tại tất cả các đơn vị sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Vụ tham mưu và Cục Quản lý xây dựng đường bộ khẩn trương phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các thủ tục, tờ trình, văn bản đề xuất của các Cục Quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, Sở Giao thông vận tải và đơn vị có liên quan gửi trình. Tập trung nghiên cứu đề xuất tháo gỡ các vướng mắc có liên quan đến công tác bảo trì, công tác giải ngân thuộc kế hoạch bảo trì, kế hoạch chi quỹ.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sát sao các nhà thầu thi công sửa chữa, nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên đẩy nhanh tiến độ các dự án bảo trì, hợp đồng đã ký. Các dự án nằm trong khu vực mùa mưa cần tranh thủ thời tiết thuận lợi để thi công móng, mặt đường; triển khai thi công các công việc không ảnh hưởng khi có mưa nhỏ; trong những ngày mưa lớn và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để thi công cần làm tốt công việc chuẩn bị, các phương án thi công, đồng thời hoàn thành các thủ tục nghiệm thu các công việc đã làm, các thủ tục giải ngân.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị đôn đốc, kiểm tra và đẩy mạnh hoàn thành các thủ tục và sớm giải ngân hết số vốn được giao. Chú trọng đến thi công, hoàn thiện thủ tục nghiệm thu các công việc có giá trị dự toán lớn, tỷ lệ giải ngân cao.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải ngân, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục, các Sở và các Ban chỉ đạo tư vấn giám sát, ban quản lý dự án, tổ chức cá nhân liên quan phải bám sát hiện trường để nghiệm thu công việc, dự án hoàn thành, nghiệm thu khối lượng và các thủ tục khác, xử lý, tháo gỡ các khó khăn sớm cho nhà thầu trên cơ sở đảm bảo quy định. Kiên quyết xử lý tổ chức cá nhân gây cản trở thi công.
Đối với các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, sửa chữa điểm đen đã có chủ trương nhưng chưa hoàn thành thủ tục để triển khai thi công thì phải tập trung lực lượng để hoàn thành nhất các thủ tục đối với các dự án, gói thầu, công việc bảo trì đã được giao kế hoạch bảo trì, kế hoạch chi dự toán Quỹ bảo trì đường bộ trung ương trong tất cả các khâu…
Theo Chinhphu
Ý kiến ()