Đẩy mạnh đầu tư giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu
Mặc dù các nước thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein không phải là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và các nước này có những bước phát triển khả quan.Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước khối EFTA đã tích cực trao đổi và xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp hai bên khơi thông dòng chảy đầu tư. Các nước EFTA đã đưa ra các chương trình cung cấp thông tin, hỗ trợ hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp. Về phía Việt Nam cũng đã tích cực mở rộng hành lang pháp lý, ký kết các Hiệp định song phương như: Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với lần lượt các nước Iceland, Na Uy và Thụy Sỹ. Sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam...
Mặc dù các nước thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein không phải là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và các nước này có những bước phát triển khả quan.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước khối EFTA đã tích cực trao đổi và xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp hai bên khơi thông dòng chảy đầu tư. Các nước EFTA đã đưa ra các chương trình cung cấp thông tin, hỗ trợ hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp. Về phía Việt Nam cũng đã tích cực mở rộng hành lang pháp lý, ký kết các Hiệp định song phương như: Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Sỹ, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với lần lượt các nước Iceland, Na Uy và Thụy Sỹ. Sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam được thông thoáng và ngày càng hấp dẫn hơn.
Vốn đầu tư trực tiếp của các nước khối EFTA vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua. Tính đến hết tháng 12 năm 2011, Thụy Sỹ đã có 86 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 2 tỷ USD. Khối EFTA đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các Hiệp định Thương mại tự do được ký kết bởi các nước trong khối EFTA theo các mô hình khác nhau về phạm vi của lĩnh vực đầu tư. Trong các Hiệp định Thương mại tự do của EFTA, chương trình đầu tư chủ yếu tập trung vào việc thành lập đầu tư, việc cung cấp một cơ chế tiếp cận thị trường không phân biệt đối xử đối với đầu tư trong một số ngành phi dịch vụ với một số ngoại lệ, các quy định về thanh toán hiện tại và luân chuyển vốn, dựa trên nguyên tắc tự do chuyển nhượng liên quan đến các khoản đầu tư.
Mặc dù các nước EFTA không phải là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, nhưng đây là thị trường tiềm năng tăng trưởng và làm cầu nối xuất khẩu sang các nước khác thuộc châu Âu. Do đó, các chuyên gia nhận định, nếu một Hiệp định FTA giữa Việt Nam và các nước thuộc Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu – EFTA được ký kết, hai bên sẽ có thêm cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()