Đầu tư trực tiếp vào Mỹ Latinh vẫn tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng
Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) cho biết, bất chấp cuộc khủng hoảng ở châu Âu và Mỹ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ Latinh vẫn tăng 54% trong nửa đầu năm 2011, ở mức 82 tỷ USD. Theo ECLAC, Brazil, Mexico, Chile và Colombia đã nhận tổng số 68 tỷ USD trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ECLAC cũng đưa ra dự báo giảm tăng trưởng đầu tư nước ngoài của Mỹ Latinh xuống mức 4,4% trong năm 2011 và 3,8% trong năm 2012 do sự không ổn định của nền kinh tế toàn cầu.Brazil sẽ là nước thu hút nhiều FDI nhất trong các nền kinh tế khu vực. Một thống kê cho biết, chỉ trong 8 tháng đầu năm, nền kinh tế hàng đầu khu vực đã thu hút được 44 tỷ USD, tăng 157% năm, tiếp theo là Colombia với 7 tỷ USD. Venezuela đã thể hiện các dấu hiệu tích cực về thu hút FDI với 1,18 tỷ USD, ngược lại dòng vốn đổ vào Argentina, Chile và Paraguay giảm nhẹ.Sự gia tăng dòng vốn FDI có được nhờ sự ổn định và...
Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) cho biết, bất chấp cuộc khủng hoảng ở châu Âu và Mỹ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ Latinh vẫn tăng 54% trong nửa đầu năm 2011, ở mức 82 tỷ USD.
Theo ECLAC, Brazil, Mexico, Chile và Colombia đã nhận tổng số 68 tỷ USD trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ECLAC cũng đưa ra dự báo giảm tăng trưởng đầu tư nước ngoài của Mỹ Latinh xuống mức 4,4% trong năm 2011 và 3,8% trong năm 2012 do sự không ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Brazil sẽ là nước thu hút nhiều FDI nhất trong các nền kinh tế khu vực. Một thống kê cho biết, chỉ trong 8 tháng đầu năm, nền kinh tế hàng đầu khu vực đã thu hút được 44 tỷ USD, tăng 157% năm, tiếp theo là Colombia với 7 tỷ USD. Venezuela đã thể hiện các dấu hiệu tích cực về thu hút FDI với 1,18 tỷ USD, ngược lại dòng vốn đổ vào Argentina, Chile và Paraguay giảm nhẹ.
Sự gia tăng dòng vốn FDI có được nhờ sự ổn định và tính năng động của nền kinh tế ở hầu hết các nước trong khu vực và giá nguyên liệu tăng cao trên trường quốc tế, cũng như việc tiếp tục khuyến khích đầu tư trong khai thác mỏ, dầu mỏ và khí đốt, đặc biệt là ở Nam Mỹ.
Theo thống kê, Mỹ Latinh và Caribe đã thu hút 112,8 tỷ USD vốn FDI trong năm 2010, tăng 40% so với năm 2009. Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại khu vực, với 17% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là Hà Lan (13%), Trung Quốc (9%), Canada và Tây Ban Nha cùng là 4%. Năm 2008, FDI của Mỹ Latinh là 128,301 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2007.
Bên cạnh đó, ECLAC đề nghị chính phủ các nước thông qua các chính sách về lao động nhằm thúc đẩy vấn đề việc làm như một phương thức để bảo vệ người dân trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()