Trong báo cáo mới nhất về tình trạng đói nghèo toàn cầu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cảnh báo, số người nghèo đói trên thế giới hiện giảm còn 870 triệu người, nhưng vẫn ở mức cao. FAO khuyến cáo các nước tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, coi đây là cách thức hiệu quả giải quyết bài toán đói nghèo.Báo cáo hằng năm FAO vừa công bố cho biết, mỗi năm nông dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình mỗi năm đầu tư hơn 170 tỷ USD vào các trang trại, bình quân mỗi người đầu tư khoảng 150 USD/năm. Con số này nhiều gấp ba lần đầu tư cho các lĩnh vực khác cộng lại, gấp bốn lần khoản đóng góp của khu vực công và hơn 50 lần tổng viện trợ phát triển chính thức dành cho các nước này.Các khoản đầu tư cho nông nghiệp đang mang lại hiệu quả. Trong 20 năm qua, các nước có tỷ lệ đầu tư cao cho nông nghiệp, cũng là nước đạt tiến bộ lớn nhất trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển đầu tiên trong các...
Trong báo cáo mới nhất về tình trạng đói nghèo toàn cầu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cảnh báo, số người nghèo đói trên thế giới hiện giảm còn 870 triệu người, nhưng vẫn ở mức cao. FAO khuyến cáo các nước tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, coi đây là cách thức hiệu quả giải quyết bài toán đói nghèo.
Báo cáo hằng năm FAO vừa công bố cho biết, mỗi năm nông dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình mỗi năm đầu tư hơn 170 tỷ USD vào các trang trại, bình quân mỗi người đầu tư khoảng 150 USD/năm. Con số này nhiều gấp ba lần đầu tư cho các lĩnh vực khác cộng lại, gấp bốn lần khoản đóng góp của khu vực công và hơn 50 lần tổng viện trợ phát triển chính thức dành cho các nước này.
Các khoản đầu tư cho nông nghiệp đang mang lại hiệu quả. Trong 20 năm qua, các nước có tỷ lệ đầu tư cao cho nông nghiệp, cũng là nước đạt tiến bộ lớn nhất trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển đầu tiên trong các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) của LHQ, đó là giảm một nửa số người cực nghèo (có mức thu nhập chưa đến 1 USD/ngày). Các khu vực có tỷ lệ người nghèo đói cùng cực cao (hiện tập trung phổ biến ở Nam Á và châu Phi) là những nơi đầu tư nông nghiệp đình trệ hoặc giảm mạnh trong hơn ba thập kỷ qua.
Gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy mục tiêu giảm nghèo đói trên thế giới đã được cải thiện, nhưng để xóa nghèo đói và phát triển bền vững ở các khu vực này đòi hỏi các nước phải đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp và cải thiện mức độ và chất lượng đầu tư của chính phủ trong lĩnh vực này. Thời gian tới, LHQ khuyến cáo chính phủ và các đối tác phát triển của các nước đầu tư cho nông nghiệp theo hướng tập trung vào một số lĩnh vực để thúc đẩy đầu tư cho các hộ sản xuất nhỏ, giúp đỡ họ trong việc huy động các khoản tiền tiết kiệm cá nhân và tiếp cận các điều kiện tín dụng ưu đãi; phân bổ các quỹ công cộng vào các lĩnh vực đã được chứng minh là hỗ trợ mạnh mẽ tăng trưởng nông nghiệp và xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, việc đầu tư cho nông nghiệp đang gặp phải một số hạn chế, như công tác quản lý yếu kém; thiếu quy định luật pháp; mức độ tham nhũng cao và quyền sở hữu của người nông dân không bảo đảm; tập quán thương mại tùy tiện; thuế nông nghiệp ở mức cao so các lĩnh vực khác; mức độ không phù hợp và chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ công cộng ở mức thấp. Các hộ sản xuất nhỏ gặp khó khăn về vấn đề quyền sở hữu, cũng như khó tiếp cận với các thị trường và dịch vụ tài chính.
Ngoài ra, đầu tư và phát triển nông nghiệp luôn phải đi đôi với bảo vệ môi trường, nhất là việc bảo vệ những vùng đất trước tình trạng sa mạc hóa. Để phát triển nông nghiệp có hiệu quả bền vững và lâu dài, người nông dân cần phải có các nguồn đất tốt, nhưng với lợi ích kinh tế trước mắt, không ít người dân đã bỏ qua lợi ích của cả cộng đồng. Việc lạm dụng đất đai trong chăn nuôi, canh tác ruộng đất, phá rừng và biến đổi khí hậu toàn cầu là những nguyên nhân đưa đến tình trạng sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất, gây ra những vấn đề nghiêm trọng, từ mất đa dạng sinh học, mất an ninh lương thực, đến cạn kiệt các nguồn năng lượng và nạn đói. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế và hiểm họa này, Đại hội đồng LHQ khóa 65 đã tuyên bố thập kỷ 2010 – 2020 là Thập kỷ LHQ về sa mạc và chống tình trạng sa mạc hóa (UNDDD) và khuyến khích các nước thực hiện các chương trình hành động quốc gia và quốc tế để bảo vệ các vùng đất khô khỏi bị sa mạc hóa.
Với việc đặt các nhà sản xuất nông nghiệp vào trung tâm các chiến lược đầu tư mới, các chính phủ và các nhà đầu tư nên tập trung vào khu vực mà khoản vốn của họ có thể tạo nên sự khác biệt. Điều này rất quan trọng để bảo đảm các khoản đầu tư đem lại các lợi ích kinh tế – xã hội cao, cũng như khai thác tài nguyên môi trường một cách bền vững.
Theo Nhandan
Ý kiến ()