Ðấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách
Hiện nay, trong một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Song, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. Trong đó, nổi lên là do sự thiếu hoàn thiện của bộ máy và các quy định về cơ chế quản lý và thủ tục hành chính. Có nơi, có lúc thiếu sự giám sát, chế độ quản lý từ trên xuống dưới bị hạn chế, việc giám sát từ dưới lên chưa phát huy tác dụng, giám sát cùng cấp không chân thực, khiến cho tham nhũng có điều kiện hoành hành. Còn nhiều bất cập trong quản lý kinh tế, do vậy tham nhũng thường xảy ra ở các ngành, đơn vị kinh tế, trực tiếp nắm tiền hoặc có quyền quản lý, phân phối đất đai, vật tư và các hạng mục công trình kinh tế, mua sắm tài sản công. Nơi...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. Trong đó, nổi lên là do sự thiếu hoàn thiện của bộ máy và các quy định về cơ chế quản lý và thủ tục hành chính. Có nơi, có lúc thiếu sự giám sát, chế độ quản lý từ trên xuống dưới bị hạn chế, việc giám sát từ dưới lên chưa phát huy tác dụng, giám sát cùng cấp không chân thực, khiến cho tham nhũng có điều kiện hoành hành. Còn nhiều bất cập trong quản lý kinh tế, do vậy tham nhũng thường xảy ra ở các ngành, đơn vị kinh tế, trực tiếp nắm tiền hoặc có quyền quản lý, phân phối đất đai, vật tư và các hạng mục công trình kinh tế, mua sắm tài sản công. Nơi nào còn cơ chế “xin – cho” nơi đó nạn tham nhũng xuất hiện. Vẫn còn hành vi vi phạm pháp luật chưa bị truy cứu gây nên bức xúc trong xã hội.
Để tăng cường phòng, chống tham nhũng, trước hết cần tăng cường hoàn thiện pháp luật về cơ chế quản lý kinh tế. Xử lý nghiêm minh các vi phạm, đẩy lùi tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”, khiến cho dư luận hết sức bất bình. Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ phát hiện và xử lý tham nhũng, đồng thời với huy động đông đảo nhân dân và các cơ quan báo chí vào cuộc. Ba là, tiếp tục thống nhất về nhận thức về tính gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dài của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, không nên nôn nóng, ảo tưởng muốn diệt hết nạn tham nhũng trong một thời gian ngắn. Vì vậy, các ngành, các cấp và nhân dân cần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhưng phải có lộ trình, phương pháp, bước đi thích hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bốn là, bảo đảm công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, tài chính ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách, đi liền với việc thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và từng bước cải thiện, đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức.
Theo Nhandan
Ý kiến ()