Dấu ấn từ một chương trình
Bộ đội Biên phòng dạy nghề cho phụ nữ xã Phương Du, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Cách đây 20 năm, một chương trình phối hợp đầy nhân ái giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Hội LHPN Việt Nam ra đời. Đó là Vận động phụ nữ các dân tộc biên giới, hải đảo nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đến nay, sức sống của chương trình đã lan tỏa khắp các nẻo biên cương của Tổ quốc.Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, đường sá đi lại khó khăn, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ốm đau không tới trạm y tế, tình trạng tảo hôn, bất bình đẳng nam nữ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, mức sống thấp so với trung bình cả nước... Đó là bức tranh chung của các bản, làng dân tộc thiểu số biên giới, hải đảo của cả nước cách đây không lâu, khi thực hiện triển khai chương trình ở 44 tỉnh, thành phố và 100% số đồn biên phòng (BP), xã biên giới. Với những nỗ...
Bộ đội Biên phòng dạy nghề cho phụ nữ xã Phương Du, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). |
Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, đường sá đi lại khó khăn, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ốm đau không tới trạm y tế, tình trạng tảo hôn, bất bình đẳng nam nữ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, mức sống thấp so với trung bình cả nước… Đó là bức tranh chung của các bản, làng dân tộc thiểu số biên giới, hải đảo của cả nước cách đây không lâu, khi thực hiện triển khai chương trình ở 44 tỉnh, thành phố và 100% số đồn biên phòng (BP), xã biên giới. Với những nỗ lực và việc làm thiết thực, Bộ đội BP và các cấp hội phụ nữ đạt được những kết quả đáng khích lệ. 20 năm qua, gần 21 triệu lượt hội viên phụ nữ được tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua các mô hình Câu lạc bộ (CLB), hàng chục nghìn hội viên được vận động không tin, không nghe các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, không truyền đạo trái phép, không di dân, không chặt phá rừng, không trồng cây thuốc phiện; được phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng, chống các tệ nạn xã hội, bài trừ hủ tục, kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sức khỏe sinh sản và thực hiện chức năng làm vợ, làm mẹ. Điển hình là các CLB “Điểm sáng biên giới” của tỉnh Bình Phước, “Phụ nữ vì sự bình yên tuyến biển” của tỉnh Nam Định, “Tiếng kẻng vùng biên” của tỉnh Long An…
Một trong kết quả rõ rệt từ chương trình đó là, phong trào phụ nữ và hoạt động các cấp hội ở các tỉnh biên giới và hải đảo được củng cố và hoạt động có chiều sâu. Nếu như trước năm 90, trên các tuyến biên giới, hải đảo còn nhiều thôn bản “trắng” cơ sở hội, đội ngũ vừa thiếu, vừa yếu, thì hiện tại, đã củng cố và kiện toàn 12 nghìn chi hội, tổ hội phụ nữ; phát triển thêm hơn 200 nghìn hội viên mới. Đến nay, 100% số các xã biên giới, hải đảo của 44 tỉnh, thành phố đều có Hội Phụ nữ cơ sở. Chị Võ Thị Nhung Xuân, Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) cho biết: “Trước đây, mọi việc lớn nhỏ gì cũng nhờ tới tay các anh Bộ đội BP. Các anh giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, đời sống đổi thay nhiều lắm. Bây giờ lại được sinh hoạt trong các chi, tổ hội phụ nữ, chị em có chỗ chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, như có thêm mái nhà chung nữa, vui lắm”.
Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc cần phải dựa vào dân, trong khi đời sống của đồng bào vùng biên còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 40%. Do vậy, tập trung hỗ trợ nhân dân vùng biên xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ đội BP và Hội Phụ nữ. Hằng năm, hai bên tiến hành khảo sát hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, giúp đồng bào định canh, định cư, ổn định cuộc sống. Trong đó có hàng chục hộ đồng bào dân tộc Brâu, Rơ Măm (Kon Tum), Arem, Rục (Quảng Bình), Đan Lai (Nghệ An), La Hủ (Lai Châu). Thời gian qua, hai bên đã xây dựng tám nghìn tổ, câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình; quyên góp gần sáu tỷ đồng xây dựng Quỹ Phụ nữ nghèo; giúp chị em vay gần 180 tỷ đồng tiền vốn phát triển sản xuất. Nhờ đó, ba nghìn gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo. Có thể kể tới sự đóng góp tích cực của Đồn BP Sông Đốc (An Giang) giúp chị em nghèo địa bàn vay 25 triệu đồng làm vốn sản xuất. Đồn BP Tam Thanh (Thanh Hóa) cử cán bộ về xuôi lấy giống lúa mới lên trồng ở hai xã vùng cao đưa năng suất lên gấp hai đến ba lần giống lúa cũ. Đặc biệt, Đồn BP Cà Xèng (Quảng Bình) trực tiếp cùng đồng bào Rục bản Mò Ô khai phá đồi hoang hóa, và trồng được cánh đồng lúa hơn chín ha với năng suất hơn bốn tấn/ha, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc… Kinh tế ổn định đã góp phần giữ vững an ninh – trật tự tại địa phương. Đại tá Đồng Ngọc Luân, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cho biết: ” Bằng sự kiên trì, bền bỉ, nhận thức của bà con dần tăng lên, hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Bên cạnh đó, sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật tới tận các hộ gia đình đã giúp bộ mặt các xã vùng biên tỉnh Kon Tum cơ bản khởi sắc. Năm 2001-2004, một số xã biên giới Tây Nguyên có hiện tượng gây rối, mất ổn định an ninh, trật tự, nhưng tại 10 xã vùng biên của tỉnh, không có đối tượng tham gia vượt biên trái phép, gây rối an ninh – trật tự”.
Sự phối hợp trên đã tô thắm thêm truyền thống quân dân nơi biên giới, hải đảo. Đã có hơn 500 nghìn phụ nữ tham gia đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, 700 nghìn lượt chị em tham gia phong trào tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh – trật tự thôn, bản khu vực biên giới… Nhờ đó, đông đảo hội viên nâng cao tinh thần cảnh giác, tham gia phát hiện nhiều vụ việc phức tạp, cung cấp hơn 60 nghìn tin có giá trị giúp Bộ đội BP và các lực lượng chức năng đấu tranh xử lý 44 nghìn đối tượng các loại, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Các phong trào “Kết nghĩa, đỡ đầu”; “Phía sau chăm lo cho phía trước”; “Phụ nữ chăm sóc hậu phương các chiến sĩ biên phòng” được các cấp hội huy động đông đảo hội viên tham gia. Đến nay có hơn 300 đồn biên phòng được các cấp hội đỡ đầu. Hội LHPN các địa phương tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho gần tám nghìn chiến sĩ Bộ đội Biên phòng hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương…
Theo Nhandan
Ý kiến ()