LSO-Những năm gần đây, nhờ chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng của người học, huyện Hữu Lũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thông qua hoạt động đào tạo nghề, nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn đã được trang bị nghề mới, được tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Trường Trung cấp nghề Việt Đức nơi đào tạo nghề cho nhiều con em dân tộc thiểu số - Ảnh: Thanh SơnÔng Phạm Văn Lâm, Trưởng Phòng LĐ-TBXH huyện Hữu Lũng cho biết: ở Hữu Lũng, thời gian qua, các lớp học nghề đều tập trung vào một số nhóm: trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe máy. Các lớp dạy nghề ngắn hạn được tổ chức đã thu hút khá đông người lao động đăng ký theo học. Tham gia lớp đào tạo...
LSO-Những năm gần đây, nhờ chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng của người học, huyện Hữu Lũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thông qua hoạt động đào tạo nghề, nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn đã được trang bị nghề mới, được tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động.
Trường Trung cấp nghề Việt Đức nơi đào tạo nghề
cho nhiều con em dân tộc thiểu số – Ảnh: Thanh Sơn
Ông Phạm Văn Lâm, Trưởng Phòng LĐ-TBXH huyện Hữu Lũng cho biết: ở Hữu Lũng, thời gian qua, các lớp học nghề đều tập trung vào một số nhóm: trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe máy. Các lớp dạy nghề ngắn hạn được tổ chức đã thu hút khá đông người lao động đăng ký theo học. Tham gia lớp đào tạo nghề (Đề án 1956), học viên không phải đóng học phí mà còn được cấp phát tài liệu, hỗ trợ kinh phí trong thời gian học. Nhiều lao động sau khi học nghề đã có việc làm ổn định. Đơn cử như anh Nguyễn Duy Huỳnh tại thôn Kép I, xã Quyết Thắng – một học viên của lớp sửa chữa cơ khí, máy nông nghiệp được tổ chức tại Trung tâm dạy nghề huyện. Hiện tại, xưởng cơ khí của anh Huỳnh đã khá nổi tiếng và được nhiều bà con tín nhiệm mang máy móc nông nghiệp đến sửa. Trao đổi với chúng tôi, anh Huỳnh vui vẻ cho biết: sau khi học xong lớp dạy nghề của trung tâm dạy nghề huyện, anh đã mạnh dạn bàn với gia đình đứng ra mở xưởng sửa chữa nhỏ với mong muốn nâng cao tay nghề, tự tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập. Với xuất phát điểm ban đầu là giúp người dân trong thôn sửa chữa những công cụ, máy móc đơn giản phục vụ sản xuất, nhưng bằng sự nhiệt tình, năng động và thành thạo trong tay nghề, xưởng sửa chữa của gia đình anh ngày càng đông khách.
Theo thống kê, hiện ở Hữu Lũng có trên 112 nghìn dân, trong đó hơn 58 nghìn người trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động nông thôn, trên 17 nghìn người có nhu cầu học nghề. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh hoạt động dạy nghề trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào các nhóm ngành nghề truyền thống, dễ ứng dụng được vào thực tế như: nghề sửa chữa máy nông nghiệp, nghề may, nghề điện dân dụng, nghề thêu ren.v.v. Ngoài ra, với thực tế địa phương miền núi, huyện còn tập trung chỉ đạo việc mở các lớp đào tạo nghề gắn với sản xuất nông – lâm nghiệp như: lớp trồng na áp dụng công nghệ chăm sóc mới cho các hộ dân vùng núi đá; lớp kỹ thuật trồng cây thuốc lá, cây khoai tây và kỹ thuật kinh doanh giống cây lâm nghiệp…Chính từ các lớp đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, giúp người dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống, tiếp cận phương thức sản xuất mới để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, với nhiều ngành nghề mang tính chuyên môn hóa cho người dân lựa chọn. Một điểm đáng ghi nhận trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các lớp dạy nghề phần lớn đều được tổ chức ngay tại các xã. Việc học viên được thực hành ngay tại chỗ đã giúp người nông dân tiếp thu rất nhanh. Sau học nghề, bà con đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Theo số liệu thống kê của phòng LĐ-TBXH huyện Hữu Lũng, từ đầu năm 2012 đến nay, địa phương đã tổ chức được 8 lớp đào tạo nghề ngay tại cơ sở với gần 300 học viên tham gia. Các lớp đào tạo nghề như vậy đã trang bị kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho người nông dân để họ có thể áp dụng ngay vào sản xuất trong thực tiễn. Cùng với đó, thời gian qua huyện Hữu Lũng đã giới thiệu hàng nghìn lao động ở vùng nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp tại một số tỉnh, thành khác.
Trí Dũng
Ý kiến ()