Đào tạo nghề cho 11 triệu người giai đoạn 2011 – 2020
Ngày 26/12, tại Bến Tre, Tổng Cục dạy nghề, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị về “Đổi mới và Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020” khu vực miền Nam. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn này là đào tạo nghề cho 11 triệu người, tức khoảng 1,1 triệu mỗi năm. Theo đó, giai đoạn 2011-202 sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới phục vụ tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, đồng thời nâng chuẩn dạy nghề của cả nước ngang bằng với các nước trong khu vực và các nước có trình độ phát triển tương đương trên thế giới. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề nhấn mạnh: Việc đổi mới và phát triển dạy nghề trong giai đoạn này cần tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cần được tính toán hợp lý, thận trọng, bám sát thực tế và điều chỉnh linh động theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã...
Ngày 26/12, tại Bến Tre, Tổng Cục dạy nghề, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị về “Đổi mới và Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020” khu vực miền Nam. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn này là đào tạo nghề cho 11 triệu người, tức khoảng 1,1 triệu mỗi năm.
Theo đó, giai đoạn 2011-202 sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới phục vụ tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, đồng thời nâng chuẩn dạy nghề của cả nước ngang bằng với các nước trong khu vực và các nước có trình độ phát triển tương đương trên thế giới.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề nhấn mạnh: Việc đổi mới và phát triển dạy nghề trong giai đoạn này cần tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cần được tính toán hợp lý, thận trọng, bám sát thực tế và điều chỉnh linh động theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của việc dạy nghề cần được đề cao hơn nữa, người nghèo và các đối tượng xã hội khác cần được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn. Việc liên kết với doanh nghiệp, gắn kết đào tạo với sản xuất kinh doanh cũng là một ưu tiên lớn trong chiến lược phát triển dạy nghề trong giai đoạn này; đồng thời nâng cao vai trò của người đứng đầu, người quản lý cũng như huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội.
Tại hội nghị, Ban tổ chức đã trình bày báo cáo tổng quan, toàn diện về đổi mới và phát triển dạy nghề ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với 6 nội dung chính: chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học; nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng dạy học; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ; và đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách dạy nghề.
Bến Tre là một trong địa phương được chọn thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sau hai năm thực hiện, tỉnh đã cấp gần 5.000 thẻ học nghề cho lao động thuộc diện này. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()