LSO-Nhắc đến Mẫu Sơn là nhắc đến một miền sơn cước hùng vĩ chứa đựng nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt, đây chính là mảnh đất của những vườn đào sai trĩu cành... Tuy nhiên, cây đào đang bị lãng quên, nếu không có sự vào cuộc của các ngành chức năng, trong đó đặc biệt là ngành KHCN thì giống đào Mẫu Sơn rất có thể bị mai một.Quả đào Mẫu Sơn trước kiaXác định phải phục tráng lại giống đào quý này, năm 2007 – 2009, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã lập một dự án với mục đích khôi phục lại đào Mẫu Sơn. Dự án “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh cải tạo vùng đào đặc sản ở khu du lịch Mẫu Sơn” do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Sinh học Thực nghiệm thực hiện tại vùng đào của thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình và thôn Pắc-đây, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Qua dự án, các nhà khoa học đã hướng dẫn người dân những biện pháp thâm canh cải tạo vườn...
LSO-Nhắc đến Mẫu Sơn là nhắc đến một miền sơn cước hùng vĩ chứa đựng nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt, đây chính là mảnh đất của những vườn đào sai trĩu cành… Tuy nhiên, cây đào đang bị lãng quên, nếu không có sự vào cuộc của các ngành chức năng, trong đó đặc biệt là ngành KHCN thì giống đào Mẫu Sơn rất có thể bị mai một.
|
Quả đào Mẫu Sơn trước kia |
Xác định phải phục tráng lại giống đào quý này, năm 2007 – 2009, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã lập một dự án với mục đích khôi phục lại đào Mẫu Sơn. Dự án “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh cải tạo vùng đào đặc sản ở khu du lịch Mẫu Sơn” do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Sinh học Thực nghiệm thực hiện tại vùng đào của thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình và thôn Pắc-đây, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Qua dự án, các nhà khoa học đã hướng dẫn người dân những biện pháp thâm canh cải tạo vườn đào đơn giản như: đốn tỉa cành, quả, ghép cải tạo cây cũ, bón phân hợp lý và phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, các nhà khoa học đã giúp năng suất và chất lượng vườn đào Mẫu Sơn được cải thiện rõ rệt. Chỉ sau hơn một năm thực hiện dự án, vụ thu hoạch đầu tiên đã cho kết quả rất khả quan, quả đào Mẫu Sơn đã khác hẳn những năm trước, sai quả hơn, to hơn và ít bị sâu bệnh hơn. Theo người dân địa phương, trong hai năm qua, vụ đào nào cũng sai quả và vụ sau thu hoạch tốt hơn vụ trước, thay vì cứ một vụ ra quả lại một vụ mất mùa như trước đây. Bà con người trồng đào Mẫu Sơn đều khẳng định: trước khi có dự án thực nghiệm, khu vườn đào của mọi người chỉ thu hái được nhiều nhất là 10 – 20 kg trên mỗi cây, phần nhiều quả chưa chín đã rụng hết vì sâu bệnh. Nhưng sau khi áp dụng các kỹ thuật nói trên, mỗi cây đã cho tới 50 kg đào và kích cỡ của quả cũng ngày càng to.
Dự án “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh cải tạo vùng đào đặc sản ở khu du lịch Mẫu Sơn” thực hiện hiệu quả vậy, nhưng thời gian thực hiện ngắn, khu vực thực hiện không rộng, và hiện nay dự án cũng đã hết thời gian thực nghiệm. Vấn đề đáng nêu là, vài ba năm trở lại đây, phần vì thời tiết mùa đông trên đỉnh Mẫu Sơn quá khắc nghiệt, phần khác vì cây đào nơi đây vẫn tiếp tục thoái hóa, chất lượng cũng như sản lượng quả đào ngày càng đi xuống. Thu hoạch không được bao nhiêu người dân Mẫu Sơn càng không quan tâm chăm sóc cây đào. Minh chứng cụ thể là vụ đào năm nay, đầu tháng 7 – thời điểm chính vụ thu hoạch đào Mẫu Sơn, nhưng nhà nào nhiều cũng chỉ thu được vài chục cân, còn lại hầu hết là trắng tay. Chị Triệu A Múi, thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn (Lộc Bình) tâm sự: hái cả vườn cũng chỉ được hơn 10kg, mang lên khu du lịch bán cho du khách, được bao nhiêu thì được vì quả năm nay nhỏ, ăn vào hơn chát nên khách du lịch không thích. Ngoài A Múi, bà con đều cho rằng cây đào Mẫu Sơn hiện đã già cỗi, thoái hóa nên sẽ chẳng còn trông chờ gì vào đó nữa.
|
Đào Mẫu Sơn được bày bán phục vụ khách du lịch |
Trong nhiều cuộc hội thảo khoa học về phục tráng một số giống cây ăn quả quý như: Quýt Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm…, thì vẫn chưa thấy nhắc đến đào Mẫu Sơn. Thiết nghĩ, với tình hình thực tại ở khu vực Mẫu Sơn là diện tích cây đào đang dần bị thu hẹp nhường chỗ cho những nương ngô, nương sắn thì việc khôi phục, phục tráng cây đặc sản này là rất cần thiết hiệu quả của dự án trước đó đã cho thấy ngành KHCN cần phải nhanh tay vào cuộc nghiên cứu, phục tráng nhằm nhanh chóng cứu loại cây ăn quả này để góp phânần xóa đói giảm nghèo của bà con người Dao Mẫu Sơn.
Trí Dũng
Ý kiến ()