Đánh giá rõ hạn chế, yếu kém trong đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án nêu trên còn nhiều bất cập, yếu kém.
Từ đó, thiết nghĩ trong phần đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhiệm kỳ 2011 – 2015 và nhìn lại 30 năm đổi mới, cần đánh giá sâu hơn về thẩm quyền và cơ chế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (trong đó có hệ thống ngân hàng) nhằm phân tích làm rõ hơn những bất cập, yếu kém. Đây là việc làm rất cần thiết để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng xin – cho các dự án, đề cao tính minh bạch góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy, cũng là bảo đảm thực hiện nội dung mà tại mục IV của Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu: “Sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, các công cụ điều tiết, chính sách phân phối, phân phối lại để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội…” và “Quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước” như tại phần thứ hai của Dự thảo, khi đề cập về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, đã nêu.
Theo Nhandan.org.vn
Ý kiến ()