Đánh giá của dân là cơ sở cho những chính sách hiệu quả
Sáng 31-3, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2010.Chỉ số PAPI được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chú trọng tới sự tham gia của toàn xã hội vào việc giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thực thi chính sách, coi ý kiến đánh giá đó là nguồn thông tin đầu vào hữu ích cho công tác hoạch định chính sách. Đối tượng chính của đợt khảo sát nghiên cứu là 5.568 người dân tại 30 tỉnh, thành – đối tượng thụ hưởng các chính sách về hành chính công.PAPI được khảo sát trên sáu nội dung lớn, đó là: Sự tham gia của người dân ở các cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng: Thủ tục hành chính; Cung ứng dịch vụ...
Chỉ số PAPI được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chú trọng tới sự tham gia của toàn xã hội vào việc giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thực thi chính sách, coi ý kiến đánh giá đó là nguồn thông tin đầu vào hữu ích cho công tác hoạch định chính sách. Đối tượng chính của đợt khảo sát nghiên cứu là 5.568 người dân tại 30 tỉnh, thành – đối tượng thụ hưởng các chính sách về hành chính công.
PAPI được khảo sát trên sáu nội dung lớn, đó là: Sự tham gia của người dân ở các cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng: Thủ tục hành chính; Cung ứng dịch vụ công. Theo kết quả khảo sát, sáu tỉnh thành có chất lượng hiệu quả cao trong quản trị và hành chính công là TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Dương và Thừa Thiên Huế.
Điều đáng nói là các chỉ số của PAPI không chỉ thể hiện ở mức độ tổng thể mà còn ở từng khía cạnh cụ thể, cũng không đưa ra để nói tốt hay kể xấu về một địa phương nào mà nó sẽ giúp cho các tỉnh, thành có thể nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu của mình trong công tác quản trị và hành chính công để từ đó có thể tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, chỉ số PAPI là chỉ số dựa theo tiêu chí đánh giá của người dân và được thực hiện một cách rất khoa học. “Trong một nền thành chính phục vụ nhân dân, những đánh giá của người dân là quan trọng. Chỉ số PAPI chính là căn cứ quan trọng để các cơ quan (cả Chính phủ và Quốc hội) hoạch định chính sách quản lý phù hợp. Các cơ quan nhà nước cũng có cơ hội tốt hơn để điều chỉnh, tăng hiệu quả quản trị, hiệu lực bộ máy nhà nước”.
Tuy nhiên ông Phúc cũng cho rằng, điểm yếu của quản trị và hành chính công hiện nay chính là các thủ tục hành chính công và sự nghiệp công. Chúng ta đã điều chỉnh bất cập bằng nhiều văn bản, nhưng thủ tục vẫn là điểm yếu, tạo kẽ hở cho cán bộ công chức “sinh sự” khiến người dân chưa thực sự hài lòng. Trước đây một số cuộc khảo sát về cải cách hành chính thường dựa trên ý kiến, báo cáo của các cơ quan thực hiện chính sách, quản trị công, chưa thể hiện được nhiều tiếng nói của người dân. Do đó, với những ý kiến được đánh giá là khoa học và khách quan này sẽ góp phần giúp nền hành chính Việt Nam không còn chịu cảnh “hành là chính” nữa.
Những phát hiện và phân tích tổng hợp từ các chỉ số PAPI cho thấy một bức tranh khá toàn diện về đánh giá của người dân đối với chính quyền địa phương. Theo bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đây là những con số “biết nói”.
Theo nghiên cứu, Hà Nội là nơi có số người biết về “Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” thấp, chỉ đạt 16% trong khi con số này tại Đà Nẵng là 71%.
Khảo sát này cũng cho thấy tính hình thức, không hiệu quả của Ban Thanh tra Nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Bà Nga kiến nghị cần tìm rõ lý do để khắc phục tình trạng các Ban hoạt động để giám sát lại treo biển rất “hoành tráng”: “Không phận sự miễn vào!”.
Một con số giật mình khác là sự hiểu biết của người dân về tình hình thu chi ngân sách xã/phường, quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất. 68% người được hỏi ở 30 tỉnh thành chưa từng đọc những thông tin này. Điều đó cho thấy tính công khai, minh bạch của các cơ quan cấp cơ sở đang là vấn đề
Theo Nhandan
Ý kiến ()