ame=”void” cellspacing=”2″ cellpadding=”2″ border=”0″ bgcolor=”#cfe6f9″ align=”left” id=”table10″ style=”border: 1px dashed rgb(170, 170, 170); "border: 1px dashed rgb(170, 170, 170); background-color: rgb(207, 230, 249); font-variant: normal; "> Năm 2011, Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón khoảng 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 30- 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu từ du lịch đạt 110.000 tỷ đồng.
Tổng cục Du lịch (TCDL) cũng thể hiện quan điểm “quảng bá quy mô lớn, có chiều sâu với những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh” chứ không dàn trải kiểu cuộc hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế nào cũng tham gia nhưng hiệu quả không cao. Khách ở những thị trường mục tiêu, thị trường mới như Trung Đông cũng được chú trọng quảng bá với tần suất cao, quy mô lớn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL: “Những gì đạt được trong năm 2010 là chưa từng có của Du lịch Việt Nam nhưng so với các nước khác trong khu vực thì chúng ta còn thua kém xa. Và những yêu cầu về tính chuyên nghiệp, bài bản, có chiều sâu trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của chúng ta vẫn quá hạn chế”.
Ông Tuấn khẳng định: “Nếu không đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thì chúng ta khó đạt được mục tiêu mong đợi trong năm 2011 và những năm tới. Điều này phải được cụ thể hóa bằng những cơ chế, chính sách đầu tư xứng đáng cho du lịch. Chúng tôi đã đề xuất cơ chế với mỗi khách du lịch đến Việt Nam sẽ dành 1 USD để đầu tư trở lại cho hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở trong nước và nước ngoài”.
Cứ theo cách tính toán này, nếu năm 2011, ngành Du lịch được đầu tư thêm 5 triệu USD (tương đương 100 tỷ đồng) để thực hiện quảng bá, xúc tiến thì những chiến dịch quảng bá về Việt Nam sẽ được nâng tầm lên rất nhiều.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá cũng sẽ chủ động hơn chứ không dồn hết về cuối năm như hiện nay trong khi kế hoạch đi du lịch của khách quốc tế được bố trí trước cả năm. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc này để tăng cường quảng bá và đầu tư cho quảng bá du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia cũng cao hơn con số này nhiều.
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng: “Đề xuất mỗi khách du lịch đến Việt Nam sẽ dành 1 USD để đầu tư trở lại cho hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam là rất hay.
Phải coi việc quảng bá, xúc tiến là việc đương nhiên phải làm và làm thường xuyên, chia ra nhiều cấp độ: xúc tiến điểm đến (cơ quan Du lịch quốc gia), xúc tiến sản phẩm đặc trưng địa phương (các địa phương), xúc tiến tour, tuyến (doanh nghiệp). Nếu việc phân cấp không rõ ràng thì chúng ta vẫn bị động và không hiệu quả trong quảng bá”.
ame=”void” cellspacing=”2″ cellpadding=”2″ border=”0″ bgcolor=”#cfe6f9″ align=”left” id=”table11″ style=”border: 1px dashed rgb(170, 170, 170); "border: 1px dashed rgb(170, 170, 170); background-color: rgb(207, 230, 249); font-variant: normal; "> Phải coi việc quảng bá, xúc tiến là việc đương nhiên phải làm và làm thường xuyên, chia nhiều cấp độ. Nếu việc phân cấp không rõ ràng thì chúng ta vẫn bị động và không hiệu quả trong quảng bá (Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam).
Về phía các địa phương, nhiều nơi vẫn cứ lúng túng vì kế hoạch xúc tiến của TCDL quá chậm, lại thiếu thông tin nên các địa phương không chủ động để chuẩn bị nội dung tham gia. “Vai trò chỉ đạo, định hướng của TCDL trong quảng bá, xúc tiến tới các địa phương là rất mờ nhạt.
Đáng ra TCDL phải thông báo cho địa phương kế hoạch xúc tiến ở nước ngoài trước ít ra là 6 tháng để địa phương chuẩn bị ấn phẩm, hẹn gặp đối tác… chứ không phải dồn hết các cuộc xúc tiến quảng bá vào dịp nửa cuối năm, làm cuộc nào báo cuộc ấy, sát đến ngày đi mới báo. Rồi làm gian hàng hội chợ quốc tế chỉ dán vài cái ảnh lên là xong thì hỏng.
Cả địa phương lẫn doanh nghiệp không thể chủ động được. Việc liên kết, phối hợp giữa TCDL và các địa phương, các doanh nghiệp trong việc quảng bá, xúc tiến phải được tính toán lại để hiệu quả và chuyên nghiệp hơn”- ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở VHTTDL TPHCM nói.
Ông Nguyễn Văn Trấn, Tổng giám đốc Cty Liên doanh Du lịch dịch vụ Apex Việt Nam thì cho rằng quan trọng nhất trong phát triển du lịch, quảng bá du lịch là vấn đề con người và nhận thức.
Khách du lịch đến Việt Nam người ta chỉ biết người tiếp xúc, phục vụ họ như nhân viên hải quan, lễ tân nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên; những người dân họ gặp ở những nơi họ đến. Vì thế, kênh quảng bá hiệu quả chính là ở việc người Việt Nam tiếp đón khách với thái độ thế nào, với cách thức thế nào và những thứ chúng ta mang ra đãi khách, khoe với khách là cái gì… Và đôi khi, chỉ cần một nụ cười thân thiện sẽ đem lại cho khách những nguồn vui rất lớn.
Nếu không đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thì chúng ta khó đạt được mục tiêu mong đợi trong năm 2011 và những năm tới. Điều này phải được cụ thể hóa bằng những cơ chế, chính sách đầu tư xứng đáng cho du lịch. Chúng tôi đã đề xuất cơ chế với mỗi khách du lịch đến Việt Nam sẽ dành 1 USD để đầu tư trở lại cho hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. (Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL) |
Ý kiến ()