Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ
Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, ủy viên T.Ư đảng, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội:Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí cho biết những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua?Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền: Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu việt nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đây đều khẳng định: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Phụ nữ và nam giới đủ tuổi quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan dân cử, được tham gia quản lý nhà nước và xã hội.Năm 1985, hưởng ứng Thập kỷ phụ nữ do Liên hợp quốc phát động, Chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia về Thập kỷ của phụ nữ Việt Nam và sau đổi tên thành...
|
Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí cho biết những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua?
Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền:Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu việt nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đây đều khẳng định: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Phụ nữ và nam giới đủ tuổi quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan dân cử, được tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Năm 1985, hưởng ứng Thập kỷ phụ nữ do Liên hợp quốc phát động, Chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia về Thập kỷ của phụ nữ Việt Nam và sau đổi tên thành Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; sau khi Quốc hội ban hành Luật Bình đẳng giới, năm 2008 cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới được hình thành từ T.Ư đến địa phương.
Hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện. Trong đó, việc Quốc hội ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã thật sự tạo ra công cụ pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy công tác bình đẳng giới ở nước ta. Việt Nam hiện nằm trong số ít quốc gia đã ban hành đồng thời được cả hai đạo luật này. Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động cũng là một trong những đạo luật chuyên ngành tiêu biểu đã có chương riêng quy định đối với lao động nữ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ trên thực tế.
Đảng và Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ nữ, thể hiện qua nhiều nghị quyết, chỉ thị được ban hành đã khẳng định chủ trương của Đảng trong việc tạo điều kiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng cán bộ nữ.
Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 và đến năm 2010, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành đã đề ra một trong những mục tiêu là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan quản lý với các chỉ tiêu cụ thể như: Nữ tham gia cấp ủy 25% trở lên; nữ tham gia Quốc hội 35% trở lên; 95% số bộ có cán bộ lãnh đạo là nữ.
Với những nỗ lực cải cách hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm bình đẳng giới như nêu trên, phụ nữ Việt Nam đã tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ năm 2006 đến nay, cả nước tạo việc làm cho khoảng 8.065 triệu lao động, trong đó lao động nữ chiếm 48,2%. Riêng năm 2011, phụ nữ được tạo việc làm đạt 48% số việc làm chung cả nước. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo tăng ở các vị trí cấp cao. Việt Nam là quốc gia có số lượng nữ đại biểu Quốc hội, chiếm tỷ lệ cao trong khu vực (nhiệm kỳ XIII đạt 24,4%) và có hai Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ.
PV: Mục tiêu của bình đẳng giới là làm thế nào để phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau và có cơ hội như nhau để làm việc và phát triển. Đồng chí có thể cho biết những chương trình trọng tâm trong thời gian tới để đạt được mục tiêu nói trên?
Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền:Để từng bước thực hiện đạt mục tiêu bình đẳng giới, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Chiến lược đặt ra bảy mục tiêu và 22 chỉ tiêu thực hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế – lao động, giáo dục, y tế, thông tin, gia đình và bạo lực trên cơ sở giới, nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện năm dự án của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 có hiệu quả nhất trên phạm vi toàn quốc.
PV: Là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, đề nghị đồng chí cho biết một số đề xuất, giải pháp của Ủy ban nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian tới?
Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền:Trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tập trung xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các bộ, ngành, cơ quan T.Ư của các tổ chức chính trị – xã hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; chỉ đạo các bộ, ngành tích cực triển khai thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, đồng thời tăng cường các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm xóa bỏ định kiến giới về phụ nữ trong tham gia quản lý, lãnh đạo. Phối hợp cơ quan liên quan nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nữ trong từng giai đoạn phù hợp mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nữ phát triển; kêu gọi, động viên nam giới và các thành viên trong gia đình chia sẻ việc nhà với phụ nữ nhiều hơn. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ gia đình tạo điều kiện để phụ nữ thuận lợi hơn khi tham gia hoạt động và công tác xã hội.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.
Theo Nhandan
Ý kiến ()